(sav.gov.vn) - Trong bối cảnh chuyển đổi số, kiểm toán từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu của ngành kiểm toán toàn cầu. Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đang tích cực triển khai phương thức này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong công tác kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể, kiểm toán từ xa vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực và bảo mật thông tin.
(sav.gov.vn) - Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (KTNN Trung Quốc), với lịch sử phát triển gắn liền với những bước tiến cải cách thể chế của quốc gia này, đã khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính công và giám sát kinh tế. Là Chủ tịch và Tổng Thư ký của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiều nhiệm kỳ, KTNN Trung Quốc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn đóng góp tích cực vào hợp tác kiểm toán quốc tế, trong đó có mối quan hệ hợp tác bền chặt với KTNN Việt Nam.
(sav.gov.vn) - Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), Việt Nam đang nỗ lực chuyển mình để bắt kịp xu hướng toàn cầu, với chuyển đổi số trở thành động lực then chốt thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Kiểm toán nhà nước (KTNN), với vai trò quan trọng trong quản lý tài chính công, không nằm ngoài hành trình này. Từ định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đến những bước đi cụ thể trong ứng dụng công nghệ, KTNN đang từng bước hiện đại hóa hoạt động kiểm toán, hướng tới một cơ quan quản trị thông minh, minh bạch và hiệu quả.
(sav.gov.vn) - Việc quyết toán ngân sách các Bộ, ngành, địa phương sẽ ra sao sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước? Kiểm toán nhà nước (KTNN) cần làm gì để không bị ngưng trệ và hoàn thành hiệu quả sứ mệnh của mình trong bối cảnh này?
(sav.gov.vn) - Tổng Kiểm toán nhà nước vừa ký ban hành Hướng dẫn một số nội dung về kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Báo Kiểm toán đã phỏng vấn ông Nguyễn Lương Thuyết - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, đơn vị chủ trì soạn thảo Hướng dẫn - về nội dung này.
(sav.gov.vn) - Trong bối cảnh các cơ quan, đơn vị được kiểm toán chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng đối với hoạt động quản lý, điều hành cũng như triển khai các dịch vụ công, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng đang “chuyển mình”, nỗ lực số hóa, ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán.
(sav.gov.vn) - Thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 và đáp ứng yêu cầu của cơ quan dân cử, KTNN đã và đang tăng cường triển khai kiểm toán báo cáo quyết toán (BCQT) ngân sách, trong đó có ngân sách địa phương (NSĐP). Kết quả kiểm toán BCQT NSĐP là căn cứ quan trọng để Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn BCQT NSĐP, đồng thời cũng là cơ sở để KTNN đưa ra ý kiến xác nhận đối với BCQT ngân sách nhà nước của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Với ý nghĩa đó cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng kiểm toán, đòi hỏi mỗi đơn vị nỗ lực hơn nữa trong tổ chức triển khai kiểm toán nội dung này.
(sav.gov.vn) - Ngày 11/3/2025, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã ký ban hành Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán năm 2025 kèm theo Quyết định số 333/QĐ-KTNN. Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và quy trình đã đề ra, đồng thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế trong thực tiễn. Với phạm vi kiểm soát bao quát toàn bộ các cuộc kiểm toán trong năm 2025, kế hoạch không chỉ thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm toán mà còn khẳng định vai trò của KTNN trong việc tăng cường tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính công.
(sav.gov.vn) - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn nạn toàn cầu, Liên hợp quốc vừa thông qua Nghị quyết 79/231, trong đó công nhận vai trò quan trọng của các cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) đối với sự phát triển bền vững (PTBV) của môi trường. Động thái này không chỉ nâng tầm vị thế của các SAI trên thế giới, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam và đề cao giá trị của hoạt động kiểm toán môi trường (KTMT) mà còn đặt ra trọng trách nặng nề hơn đối với các SAI...
(sav.gov.vn) - Tài sản công là nguồn lực quan trọng của quốc gia, đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ lợi ích công cộng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý, sử dụng tài sản công một cách hiệu quả không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách.