Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đã có những khái niệm khác nhau về kiểm toán nội bộ (KTNB). Mỗi quan niệm phản ánh một giai đoạn, theo đó là một mức độ phát triển tương ứng của lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay chỉ có hai định nghĩa KTNB chính thức được qui định trong “Các chuẩn mực nghề nghiệp KTNB” và “Tuyên bố về trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ” do Viện Kiểm toán viên nội bộ quốc tế (IIA) ban hành, lần đầu vào năm 1978, và lần sau - gần đây nhất vào năm 1999.

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động tự kiểm tra, xem xét của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có hiệu lực đến nay số lượng đầu mối được kiểm toán trong kế hoạch của KTNN đều tăng qua từng năm. Sự phát triển số lượng và quy mô kiểm toán đòi hỏi nhiều yếu tố khác cũng phải có sự chuyển biến đồng bộ, một trong số những vấn đề được đặt ra là sự phối hợp trong tổ chức thực hiện kiểm toán tại các đoàn kiểm toán.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, xu thế liên kết kinh tế đang là xu thế phổ biến trên. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế đã diễn ra mạnh mẽ tại các nước phát triển từ lâu và đang lan dần sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đáp ứng với sự phát triển, biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, kế toán Việt Nam cũng đang có những sự thay đổi, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý đó.

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh…” (định nghĩa theo Luật Doanh nghiệp- 2005)

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho những nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý và vai trò của kế toán quản trị được thể hiện ở tính hữu ích của thông tin cung cấp cho nhà quản lý. Với những doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán hầu hết bị bao phủ và thống trị bởi thông tin kế toán tài chính, thì tính hữu ích của thông tin kế toán quản trị cần được đề cao để chứng minh, bổ sung tốt hơn cho các quyết định quản lý.

Tài sản cố định (TSCĐ) trong các bệnh viện được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn NSNN cấp mà còn được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, từ quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện và các nguồn khác. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần. Một phần giá trị hao mòn của TSCĐ là yếu tố chi phí tiêu dùng công và một phần là yếu tố chi phí của giá thành sản phẩm, dịch vụ khám, chữa bệnh.

Đầu tư kinh doanh bất động sản là một hoạt động kinh doanh quan trọng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC): “Bất động sản đầu tư được coi là một hoạt động đầu tư tài chính và nó được trình bày như là một công cụ tài chính trong mục các khoản đầu tư tài chính trên bảng cân đối kế toán”.

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa một cuộc kiểm toán chuyên đề. Nhưng tựu trung lại có thể hiểu kiểm toán chuyên đề là việc lựa chọn một lĩnh vực, một nội dung để kiểm toán trong nhiều lĩnh vực hoặc nội dung có thể tiến hành kiểm toán. Kiểm toán chuyên đề được thực hiện tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, từ đó có đánh giá chung về lĩnh vực, nội dung nào đó và rút ra kết luận, kiến nghị sửa chữa những tồn tại, thiếu sót đặc trưng cho toàn bộ hệ thống.

Trong hoạt động SXKD các DN thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Những rủi ro này có thể phát sinh do bản thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài. Để hoạt động của đơn vị đạt được hiệu qủa kinh tế cao DN phải quản lý rủi ro thông qua các công cụ khác nhau, trong đó có kiểm toán nội bộ. Bằng việc sử dụng các phương pháp riêng kết hợp với khả năng chuyên môn và địa vị pháp lý nhất định trong DN, kiểm toán nội bộ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro ở các mức độ khác nhau, từ đó có những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo các cấp trong đơn vị để ra quyết định đúng.