Công ty mẹ - công ty con (CTM-CTC) là hình thức liên kết chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa CTM và CTC trong đó CTM chi phối các CTC thông qua sự đầu tư góp vốn, chuyển giao công nghệ, khả năng bảo lãnh, uy tín, thương hiệu, thị trường… Một CTM với nhiều CTC hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau tạo thành tập đoàn. Điểm khác biệt lớn nhất của tập đoàn so với tổng công ty là cách quản lý chi phối qua mệnh lệnh hành chính được thay bằng quan hệ kinh tế. CTM đóng vai trò là nhà đầu tư vào CTC cho nên sự liên kết ở đây bền chặt hơn, quyền lợi và trách nhiệm được phân định một cách rõ ràng hơn.
Thị trường nhà ở dân dụng là một bộ phận của thị trường bất động sản, trong một thời gian dài trước đây thị trường này hầu như không được thừa nhận, những năm gần đây nó đã từng bước phát triển mạnh ở một số thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng 5 - 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước là sự thay đổi mạnh mẽ diện mạo của các đô thị và sự phát triển tăng vọt về đời sống kinh tế cũng như số lượng dân cư khu vực thành thị. Điều đó đã dẫn đến nhu cầu về nhà ở dân dụng khu vực thành thị cũng ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, hàng loạt các khu đô thị mới được mở ra, các chung cư cao tầng được xây dựng lên đã cung cấp ra thị trường một lượng nhà ở rất lớn.
Franchise trên thế giới xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19. Đến nay Franchise đã trở thành một phương thức kinh doanh hiện đại, rất phổ biến. Tại Mỹ, gần một nửa doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các hệ thống Franchise. Mặt dù chưa có định nghĩa thống nhất trên thế giới, nhưng khái quát chung, Franchise là phương thức kinh doanh mà theo đó, Bên nhượng quyền (Franchisor, doanh nghiệp sản xuất hoặc mua bán hoặc dịch vụ) cho phép Bên nhận quyền (Franchisee, doanh nghiệp kinh doanh độc lập) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh
Trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế - xã hội đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước phải có những thay đổi nhằm thích ứng được nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể. Kiểm toán Nhà nước cũng không ngoại lệ trong quy luật đổi mới tất yếu này. Vì vậy, ngày 20 tháng 04 năm 2005, Luật Kiểm toán Nhà nước được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá IX (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc xác lập địa vị pháp lý và định hướng phát triển, thúc đẩy hoạt động kiểm toán Nhà nước lên một tầm cao mới.
Phương pháp kiểm toán nói chung và phương pháp kiểm toán hoạt động nói riêng là một trong những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam có rất ít bài viết và công trình nghiên cứu về phương pháp kiểm toán; hơn nữa, hầu như chưa có tài liệu đề cập đến định nghĩa về phương pháp kiểm toán, dẫn đến những cách hiểu khác nhau về phương pháp kiểm toán. Bài viết này tác giả luận bàn những vấn đề lý luận về phương pháp kiểm toán hoạt động (KTHĐ).
Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất về mục lục NSNN (Điều 65 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật NSNN). Hạch toán sai mục lục NSNN được xem là hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách (Điều 72 Luật NSNN)
Các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà đầu tư và cả những tổ chức, cá nhân được hưởng thụ dự án đầu tư đều rất cần những thông tin xác thực về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của một dự án đầu tư. Song, để đáp ứng được những yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng phải xác định rằng, việc lựa chọn các nội dung cần kiểm toán là hết sức quan trọng và cần thiết...
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với hàm nghĩa đó, quyết toán NSNN trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của mỗi quốc gia là Quốc hội (hay Nghị viện).
Trước tiên tôi bày tỏ sự nhất trí cao với hệ thống giải pháp mà Chính phủ đã đề xuất nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đ ại hội Đ ảng lần thứ X và kế hoạch 5 năm 2006-2010. Trên cơ sở đó và đi sâu phân tích một số nội dung Báo cáo số 73 của Chính phủ về tình hình quản lý phân bổ sử dụng các nguồn vốn lớn, đặc biệt các vấn đề về vốn ODA do Bộ trưởng Bộ KH& ĐT Võ Hồng Phúc trình bày cho thấy những tồn tại và yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, tôi xin đề cập kỹ hơn về tình hình quản lý, phân bổ và bố trí sử dụng vốn ODA, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN thực hiện theo qui định của Luật NSNN, Luật Đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.