Cụ thể hoá mục lục ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, các nội dung thu-chi đã được cụ thể hoá chi tiết đến tiểu mục. Tuy nhiên, bản chất của các nội dung chi cho đề tài, dự án do có đặc thù riêng nên phải hiểu đây là chi cho nghiệp vụ chuyên môn, không như bản chất của chi nhiệm vụ thường xuyên cho công tác quản lý. Đến nay chưa có một văn bản hướng dẫn riêng trong lĩnh vực đặc thù về khoa học và công nghệ này.

Chi cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ (chủ yếu là các đề tài/ dự án) là nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, các nội dung thu-chi đã được cụ thể hoá chi tiết đến tiểu mục. Tuy nhiên, bản chất của các nội dung chi cho đề tài, dự án do có đặc thù riêng nên phải hiểu đây là chi cho nghiệp vụ chuyên môn, không như bản chất của chi nhiệm vụ thường xuyên cho công tác quản lý. Đến nay chưa có một văn bản hướng dẫn riêng trong lĩnh vực đặc thù về khoa học và công nghệ này..Đây cũng chính là lý do quan trọng và cơ bản dẫn đến một thực tế là việc hạch toán các nội dung chi cho đề tài, dự án theo mục lục ngân sách nhà nước thiếu thống nhất giữa các đơn vị, thậm chí trong cùng một đơn vị giữa các đề tài/đề án khác nhau.

Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu, quy định cụ thể và thống nhất mục lục ngân sách cho hoạt động này nhằm một mặt giúp cho các nhà quản lý tài chính theo dõi và có các báo cáo quản lý nhanh chóng, phù hợp và kịp thời; mặt khác giúp cho các nhà khoa học xây dựng thuyết minh đề cương nghiên cứu khoa học và giúp kế toán các đơn vị chủ trì các đề tài, đề án hạch toán một cách thống nhất.

Trước thực tiễn nêu trên, bài viết xin trình bày các vấn đề sau đây:

- Thực trạng hạch toán mục luc ngân sách của các đề tài, dự án; một số ví dụ minh họa.

- Giải thích một số yêu cầu quản lý đối với đề tài, dự án.

- Kiến nghị các mục lục ngân sách nhà nước cho cho đề tài, dự án.

Thực trạng hạch toán mục luc ngân sách của các đề tài, dự án

Thực tế hạch toán theo mục lục ngân sách của các khoản chi cho đề tài, dự án không thống nhất và nhiều khi không đúng bản chất. Điều này có thể minh hoạ bằng một số ví dụ sau:

- Chi tiền công lao động: có đơn vị hạch toán mục 101-Công lao động, có đơn vị hạch toán mục 114-Thuê khoán chuyên môn, có đơn vị lại hạch toán mục 119-Nhiệm vụ chuyên môn.

- Chi phụ cấp chủ nhiệm đề tài, dự án: có đơn vị hạch toán vào mục 100, 102 (tiền lương, tiền công), nhưng về bản chất đây là việc Nhà nước thuê chủ nhiệm đè tài, dự án quản lý điều hành để thực hiện yêu cầu (nội dung) của đề tài, dự án.

- Chi văn phòng phẩm phục vụ đề tài, dự án: đa số các dơn vị đều hạch toán vào mục 110 (văn phòng phẩm), song về bản chất đây là một phần nguyên vật liệu hình thành nên kết quả nghiên cứu.

- Chi quản lý cơ sở của đề tài, dự án cho đơn vị chủ trì đề tài, dự án: đa số các đơn vị hạch toán vào mục 134 chi khác, xét về bản chất đây là khoản chi phí mà Nhà nước hỗ trợ cho đơn vị chủ trì đề tài, dự án về các khoản chi tiền công, thông tin liên lạc... của các bộ phận trong đơn vị nên phải hạch toán vào mục 119-Chi nghiệp vụ chuyên môn, tiểu mục 99-Chi nghiệp vụ chuyên môn khác.

- Chi về thông tin liên lạc đa số các đơn vị đều hạch toán vào mục 111, chi công tác phí hạch toán vào mục 113. Xét về bản chất, các nội dung này đều phục vụ trực tiép cho đề tài, dự án và cũng là một bộ phận hình thành nên kết quả nghiên cứu, cho nên cần hạch toán vào mục 119.

Ngoài các ví dụ trên việc hạch toán các thiết bị cấu thành sản phẩm nghiên cứu nhiều đề tài hạch toán vào mục 145 (tài sản cố định), nhưng đây thực chất là một bộ phận cấu thành sản phẩm nghiên cứu nên phải được hạch toán vào mục 119 (tiểu mục nguyên vật liệu).

Các nguyên tắc/ yêu cầu quản lý đối với đề tài, dự án

Để thống nhất việc hạch toán theo mục mục ngân sách cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, việc nghiên cứu hướng dẫn cho người thực hiện và quản lý một cách khoa học sát với bản chất là rất cần thiết.

Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống mục lục ngân sách cho nhiệm vụ này, ngoài việc cụ thể, đảm bảo đúng bản chất nội dung chi cũng nên lưu ý đến các yêu cầu của việc quản lý tài chính, đặc biệt là đối với các nội dung quan trọng, thường phải báo cáo riêng, như: chi đoàn ra, đoàn vào, mua sắm tài sản cố định, thuê khoán chuyên môn nghiệp vụ,...

Việc cụ thể hoá các nội dung chi trên vào các mục lục ngân sách nhà nước có tính tương đối.

- Chi phí thuê mướn nhân công lao động, máy móc thiết bị cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về bản chất phải đưa vào mục 119, nhưng để quản lý một cách chi tiết và cụ thể đến các tiểu mục nhỏ về các loại thuê khác nhau (thuê công lao động trong nước, ngoài nước, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê máy móc thuết bị, thuê nhà xưởng), chúng ta nên đưa vào mục 114.

- Chi về đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa, mua sắm tài sản cũng được hạch toán vào các mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi và quản lý được được chi tiết.

Các nội dung chi còn lại được hạch toán vào mục 119, việc hạch toán này là đúng bản chất của đề tài, dự án. Như vậy, so với cách hạch toán trước đây giảm được các đầu mục chi 109, 110, 111, 112, 113 và giảm được nhiều tiểu mục giúp cho công tác hạch toán được ngắn gọn và phù hợp.

Các mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Với kinh nghiệm thực tế, Tôi xin đề xuất hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học như sau:


Bảng. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

TT

Mục

Nội dung chi

1

114

+ Các khoản chi liên quan đến thanh toán cho cá nhân:

- Tiền xây dựng thuyết minh đề cương, viết báo cáo tổng kết, phụ cấp chủ nhiệm đề tài, dự án

- Tiền loại tiền công thuê khoán chuyên môn (tiền viết chuyên đề, xây dựng quy trình, lương công nhân, thuê lao động…)

+ Thuê nhà, thuê thuết bị các loại

+ Thuê khác

2

115

Chi đoàn ra

3

116

Chi đoàn vào

4

117

Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn

5

118

Sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn

6

119

Chi nghiệp vụ chuyên môn:

- Nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm

- Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định)

- Thiết bị cấu thành các sản phẩm nghiên cứu

- Vật mẫu phục vụ công tác nghiên cứu

- Điều tra khảo sát, công tác phí

- Quản lý cơ sở, chi phí đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở

- Hội thảo khoa học, tập huấn

- Sách tài liệu, in ấn tài liệu

- Thông tin tuyên truyền, liên lạc

- Các hợp đồng với bên ngoài

- Chi khác phục vụ trực tiếp cho đề tài, dự án

7

134

Kinh phí tiết kiệm

8

144

Mua tài sản cố định vô hình

9

145

Mua tài sản cố định hữu hình: máy móc thiết bị

(Trong các chứng từ chi, căn cứ theo bản chất và nội dung chi cụ thể để hạch toán theo tiểu mục phù hợp)

Tài liệu tham khảo:

- Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật NSNN.

- Hệ thống mục lục NSNN.

Xem thêm »