ThS Lương Thị Thanh Việt

"The Piotroski Score"- Bảng điểm đánh giá báo cáo tài chính (BCTC) Piotroski. Bảng điểm được Giáo sư Joseph D. Piotroski- Trường Đại học Chicago (hiện ông đang giảng dạy tại Đại học Standfod) phát triển và giới thiệu ra công chúng lần đầu tiên vào năm 2000. Bài viết này nhằm giới thiệu nội dung chính của bảng điểm Piotroski và cách thức vận dụng bảng điểm Piotroski trong phân tích BCTC.

Theo Piotroski, để đánh giá sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp, người phân tích cần xác định và đánh giá 9 chỉ tiêu trên BCTC tương ứng với thang điểm từ 0 đến 9.

 Th.S Phạm Thái Hà 

 Theo quan điểm của nhà kinh tế học P.Samuelson thì: "Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường". Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất như các doanh nghiệp bình thường. Cạnh tranh được hiểu là một quá trình mà trong đó các doanh nghiệp đấu tranh, ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tối đa, thông qua đó đạt được các mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như lợi nhuận, thị phần và vị thế kinh doanh. Như vậy, cạnh tranh được chủ thể thực hiện nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích, đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng đó là sự thỏa mãn nhu cầu do tiêu dùng sản phẩm mang lại.

 * Hoàng Phú Thọ
Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán là một hoạt động đặc biệt, một loại hoạt động dịch vụ đảm bảo, để các đối tượng sử dụng thông tin được kiểm toán an tâm, tin cậy về chất lượng dịch vụ xác nhận, tính trung thực, đúng đắn, hợp pháp, đầy đủ của thông tin đã được kiểm toán. Giống như các hoạt động khác, kết quả kiểm toán phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Mặt khác, vì là dịch vụ xác nhận và đảm bảo phải cung cấp thông tin tin cậy, trung thực, khách quan để người sử dụng ra quyết định đúng đắn, nên yêu cầu chất lượng kiểm toán phải càng được đề cao. Cơ quan kiểm toán cần phải đảm bảo cung cấp thường xuyên các kết quả kiểm toán chất lượng cao với chi phí hợp lý.

 NCS. Nguyễn Thị Hương

Qua thực tế kiểm toán chi ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán tổng hợp tại sở tài chính có ý nghĩa quan trọng, giúp cho kiểm toán viên phát hiện số chi không đúng quy định pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý. Đê đảm bảo chất lượng, hiệu quả kiểm toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) cần thực hiện tốt kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính.

PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh

Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng chứng tỏ là quốc gia đã và đang vận hành theo thể chế kinh tế thị trường với sự tăng trưởng ngày càng cao và đi vào thế ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Trong thành tựu chung đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính - ngân sách nhằm không ngừng nâng cao tính minh bạch và lành mạnh nền tài chính quốc gia; đồng thời gia tăng tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội.

  Hồ sơ kiểm toán phản ánh toàn bộ quá trình, diễn biến của cuộc kiểm toán. Kết quả của mỗi nội dung công việc trong mỗi giai đoạn của quy trình kiểm toán đều thể hiện tại tài liệu, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (KTV), tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán cần phải được chuẩn hoá và phản ánh đầy đủ diễn biến của hoạt động kiểm toán, dễ ghi chép, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán theo từng lĩnh vực kiểm toán và thuận lợi cho quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán, lập các báo cáo kiểm toán tổng hợp của KTNN. Hồ sơ kiểm toán là tài liệu, bằng chứng bằng văn bản để minh chứng cho các kết quả kiểm toán, đồng thời là cơ sở để kiểm soát chất lượng kiểm toán.

  Sự xuất hiện và những biến cố, những thăng trầm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư, sự thận trọng hơn của nhà đầu tư về sử dụng thông tin tài chính trên báo cáo tài chính. Thông tin lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam là một trong cơ sở dữ liệu quan trọng cho quyết định đầu tư, nhưng cũng chính thông tin lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chứa đựng những cạm bẫy với các quyết định đầu tư.

  Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng chứng tỏ là quốc gia đã và đang vận hành theo thể chế kinh tế thị trường với sự tăng trưởng ngày càng cao và đi vào thế ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Trong thành tựu chung đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính - ngân sách nhằm không ngừng nâng cao tính minh bạch và lành mạnh nền tài chính quốc gia; đồng thời gia tăng tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội.