Đánh giá thực trạng hệ số trượt giá đối với phần tạm ứng công trình được vay từ nguồn vốn nước ngoài

22/02/2011
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Th.S Từ Ngọc Dũng
Kiểm toán Nhà nước khu vực VI

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dễ bị biến động nói chung, khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Mặt khác theo nhận định của các nước trên thế giới thì đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam chỉ đang ở trong giai đoạn bắt đầu mà thôi, chưa đạt đến mức bão hòa như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ... Hơn nữa hàng năm Chính phủ sử dụng vốn vay nước ngoài đầu tư cho xây dựng cơ bản là rất lớn. Do đó, vấn đề đặt ra là giữa khi vay vốn nước ngoài đến lúc trả nguồn vốn vay thì lúc đó tỷ giá đồng tiền vay đã thay đổi, một cách vô hình chung chúng ta đều hiểu rằng vay một đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì Chính phủ phải trả lớn hơn một đồng vốn vay, để giải quyết vấn đề này chúng ta phải đi sâu vào các điều khoản ký kết hợp đồng, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cũng như góp phần giảm gánh nặng do chênh lệch tỷ giá khi trả nợ nguồn vốn vay.
Thực tế các dự án xây dựng cơ bản được vay từ nguồn vốn nước ngoài cụ thể như: WB, ADB, ODA, JBIC...Khi thực hiện hợp đồng đều tuân theo điều kiện FIDIC. Ở nước ta, từ khi có chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường, các dạng mẫu điều kiện hợp đồng này đã trở thành quen thuộc với các cơ quan nhà nước, các giới kinh doanh xây dựng. Quyển sách đỏ "Điều kiện hợp đồng đối với các công việc ở các công trình xây dựng do FIDIC xuất bản đã được xem như cẩm nang của những người xây dựng. Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về quy chế đấu thầu đều đã yêu cầu áp dụng "Các điều kiện chung và điều kiện cụ thể các hợp đồng" theo hướng dẫn của FIDIC (Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn) trong công tác đấu thầu. Theo thông lệ quốc tế những dự án đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng bằng vốn vay thì mặc nhiên điều kiện FIDIC là một phần không thể tách rời của hợp đồng.
Khi thực hiện hợp đồng và thanh toán giai đoạn theo điều kiện FIDIC, những dự án đầu tư xây dựng này đáp ứng và phản ánh đúng theo sự biến động giá cả,  vật liệu của thị trường. Thông thường trong hợp đồng sẽ quy định rõ thanh toán theo tháng hoặc quý, hóa đơn thanh toán mỗi lần là bao nhiêu, đến hóa đơn thanh toán thứ mấy thì thu hồi tạm ứng và hệ số trượt giá của hóa đơn thanh toán đó là bao nhiêu (Hệ số trượt giá tuân thủ theo hợp đồng và liên quan đến chỉ số tiêu dùng của vật liệu như: cát, đá, xi măng, sắt thép, xăng dầu... Hệ số này phản ánh đúng khối lượng tại thời điểm thi công. Giá trị thanh toán, quyết toán chính là khối lượng thi công nhân với hệ số trượt giá, chỉ số tiêu dùng do Tổng cục Thống kê hoặc chỉ số giá ngày phát hành hàng tháng)...
Với cách làm khoa học và tính toán phù hợp với thực tế như trên đã giải quyết được bài toán là: Cho dù giá cả thế giới, đất nước có biến động gì đi chăng nữa thì những dự án này không bao giờ phải điều chỉnh tăng hay giảm theo bất cứ thông tư nào cả. Bài toán đặt ra là hiện nay đang có sự không rõ ràng khi áp dụng hệ số trượt giá này, theo quan điểm tôi thì phần tạm ứng hợp đồng ban đầu chúng ta phải quy định cụ thể lại trong hợp đồng để sử dụng như:
1. Mua 100 thiết bị nhập khẩu (nếu có) hoặc;
2. Mua 30 hoặc 50 hoặc 100 sắt thép các loại của cả dự án hoặc;
3. Mua 50 hoặc 100 vật liệu được coi là dễ biến động có tỷ trọng lớn hoặc;
4. Những loại vật liệu khác tùy thuộc vào từng dự án (khi đó Chủ đầu tư và Tư vấn có trách nhiệm trong việc quyết định loại vật liệu để giảm bớt không phải điều chỉnh giá khi có biến động của thị trường).
Những loại vật liệu đã được Chủ đầu tư tạm ứng vốn để mua nhằm mục đích tăng tính tự chủ. Nhà thầu luôn đảm bảo có vật liệu phục vụ thi công được liên tục, không bị ảnh hưởng khi có biến động của thi trường, góp phần đẩy các dự án hoàn thành đúng theo tiến độ đã cam kết. Kết quả ở đây là khi giá vật liệu thay đổi thì Nhà nước không phải bù giá cho những loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn này cũng như không được tính hệ số trượt giá cho vật liệu thêm nữa, mặt khác thực tế khi có điều chỉnh giá vật liệu thì thông thường những vật liệu này chiếm tỷ trọng trên 80 giá trị của bảng bù giá. Ví dụ một bài toán cụ thể để thấy rằng cứ 10 tỷ được tạm ứng theo hợp đồng thì Nhà nước ta đang chưa có chế tài quản lý do đó thất thoát là bao nhiêu. Có một dự án của nước ngoài đầu tư tuân theo điều kiện FIDIC với giá hợp đồng là 100 tỷ, nhà thầu đã được tạm ứng theo hợp đồng là 10 tỷ (khi giá trị của khối lượng đã thi công được thanh toán đạt 20 giá trị hợp đồng thì thu hồi phần tạm ứng, thu hồi qua từng hóa đơn thanh toán, mỗi lần là 17), hệ số trượt giá trung bình của 10 lần thanh toán giai đoạn là 1,134 . Nhà nước bị thất thoát bao nhiêu?
Ví dụ trên cho chúng ta thấy cứ 10 tỷ được tạm ứng từ vốn vay nước ngoài thì nhà nước sẽ bị thất thoát 1,34 tỷ đồng do chưa có chế tài quản lý.
Đề nghị sửa đổi bổ sung ban hành chế tài quản lý và đồng thời bổ sung thêm quy định cụ thể về tạm ứng trong Hợp đồng xây lắp trong nước nói chung hay đối với dự án nước ngoài nói riêng.
+ Đối với hợp đồng trong nước:
Hợp đồng quy định rõ tạm ứng tiền để sử dụng mua sắm cho loại vật liệu gì  (loại vật liệu dễ bị ảnh hưởng biến động do giá thị trường )
+ Đối với hợp đồng sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài:
Quy định rõ phần tạm ứng hợp đồng này sẽ không được tính thêm chênh lệch do hệ số trượt giá thay đổi (như ví dụ trên) và giá trị phần tạm ứng này cũng sẽ được chỉ định cụ thể để sử dụng mua loại vật liệu gì?

Xem thêm »