Hội nghị tổng kết của các đơn vị trực thuộc kiểm toán nhà nước

02/04/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Văn phòng KTNN

HOÀN THÀNH KHỐI LƯỢNG LỚN CÔNG VIỆC VỚI CHẤT LƯỢNG CAO

Với chức năng tham mưu, tổng hợp và hậu cần trên các mặt công tác về thư ký tổng hợp, thi đua khen thưởng, tài vụ kế toán và hành chính, quản trị, đầu tư xây dựng cơ bản cho toàn ngành, năm 2006, Văn phòng KTNN đã thực hiện được một khối lượng lớn công việc với chất lượng cao: đảm bảo các điều kiện vật chất và kinh phí, thực hiện tốt chức năng tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo KTNN điều phối hoạt động chung của toàn ngành. Chất lượng công tác thư ký - tổng hợp được nâng lên, công tác tài vụ - kế toán có nhiều chuyển biến, chủ động hơn trong việc xin kinh phí, phân bổ dự toán và thanh quyết toán kinh phí theo chế độ quy định. Công tác thi đua ken thưởng có nhiều đổi mới, đáp ứng được yêu cầu. Trong lĩnh vực công tác hành chính, quản trị đã đảm bảo hoàn thành tốt các công việc thường xuyên, giảm thiểu sai sót, hoàn thành khối lượng lớn công việc nhất là việc mua sắm, trang bị tài sản. Trong công tác quản lý đầu tư XDCB đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo KTNN để tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đầu tư.

Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, Văn phòng còn chủ trì xây dựng một số văn bản quan trọng như: Quy chế làm việc của văn phòng, Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Văn phòng, phương án sử dụng nguồn kinh phí 2%, Chương trình hành động của KTNN, Chương trình hành động của khối cơ quan tham mưu và các KTNN chuyên ngành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giúp Ban Chỉ đạo của ngành thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Năm 2007, Văn phòng KTNN xác định phương hướng công tác của mình là: Kế hoạch hóa chương trình của từng lĩnh vực trong công tác văn phòng, kiên quyết cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực; tập trung rà soát, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn phòng; đổi mới phương pháp và tác phong làm việc, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp công tác với các đơn vị trực thuộc nhằm tham mưu, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo KTNN; xây dựng nếp sống văn minh công sở; giữ vững đoàn kết, động viên sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công chức./.

Hiền Thanh

Vụ Tổ chức cán bộ

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM THAM MƯU

VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ

Năm 2006, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật KTNN, Vụ Tổ chức cán bộ đã tham mưu cho Tổng KTNN xây dựng một số lượng lớn các văn bản liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trình Tổng KTNN và cấp có thẩm quyền ban hành.

Theo sự phân công của Tổng KTNN, năm 2006 Vụ Tổ chức cán bộ đã tham mưu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn từng ngạch KTV nhà nước; Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH 11 quy định về phê chuẩn bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN và chế độ ưu tiên đối với KTV nhà nước. Ngoài ra, Vụ đã tham mưu cho lãnh đạo KTNN thành lập 02 đơn vị mới là Vụ Quan hệ quốc tế và Vụ Tổng hợp, xây dựng và trình Tổng KTNN ký ban hành 21 quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cho 21 đơn vị trực thuộc KTNN theo Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 quy định về cơ cấu tổ chức của KTNN; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực công tác. Xây dựng trình Tổng KTNN quyết định phê duyệt và công khai Đề án tuyển dụng cán bộ năm 2006; đã tham mưu giúp Tổng KTNN thành lập Hội đồng thi tuyển công chức, viên chức và tuyển dụng 21 cán bộ từ các Bộ, ban, ngành. Năm 2006, Vụ cũng đã tham mưu trình Tổng KTNN công nhận kết quả tập sự cho 129 công chức tập sự và dự bị. Năm qua Vụ Tổ chức cán bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KH và BDCB, Trung tâm Tin học trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết quả đã tổ chức được 04 lớp KTV cho gần 150 cán bộ, công chức tham dự; 03 lớp kiểm toán hoạt động do chuyên gia Thụy Điển và Đan Mạch giảng dạy cho 60 cán bộ, công chức; 06 lớp cập nhật kiến thức cho KTV; 04 lớp cập nhật kiến thức chuyên ngành cho KTV tại Hà Nội; 05 lớp tin học cho gần 100 cán bộ; 01 lớp cập nhật cấp Vụ cho 41 lãnh đạo cấp Vụ…

Năm 2007, mục tiêu nhiệm vụ của Vụ Tổ chức cán bộ là Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong toàn ngành làm tốt công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là khâu theo dõi, nắm bắt tình hình về cán bộ, công chức; tăng cường vai trò, trách nhiệm tham mưu của Vụ Tổ chức cán bộ về công tác tổ chức cán bộ, góp phần nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước./.

Hiền Thanh

Vụ Tổng hợp

HẦU HẾT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ KIỂM TOÁN VIÊN

LÀM VIỆC VỚI HƠN 100% KHẢ NĂNG VÀ SỨC LỰC CỦA MÌNH

Là đơn vị thuộc bộ máy tham mưu về chuyên môn cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới thành lập năm 2006, Vụ Tổng hợp được giao đảm nhiệm một số mảng công tác hết sức quan trọng của KTNN, khối lượng công việc lớn. Theo đó, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp là xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch kiểm toán; tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán năm, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán toàn ngành; giúp Tổng KTNN tổ chức công bố công khai kết quả kiểm toán. Vụ Tổng hợp còn có nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp vào dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương để chuẩn bị ý kiến của KTNN trình Quốc hội; là đầu mối quan hệ công tác giữa KTNN với Quốc hội, Chính phủ trong nhiều lĩnh vực công tác. Trong khi đó, tổ chức bộ máy, nhân lực cũng như nề nếp làm việc của Vụ đang trong giai đoạn củng cố và dần hoàn thiện của một đơn vị mới thành lập.

Trong bối cảnh đó, năm vừa qua cán bộ, công chức và kiểm toán viên Vụ Tổng hợp đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là về công tác chuyên môn và trong đó nổi bật là việc thực hiện các nhiệm vụ thẩm định kế hoạch, báo cáo kiểm toán; tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán năm.

Với việc tham gia của Vụ Tổng hợp, công tác thẩm định kế hoạch kiểm toán năm qua đã góp phần rất ý nghĩa giúp các đơn vị hoàn thiện nâng cao chất lượng kế hoạch kiểm toán, giúp các đoàn kiểm toán xác định rõ hơn mục tiêu, nội dung, phương pháp và các vấn đề trọng yếu cần kiểm toán, bám sát mục tiêu kiểm toán chung, giúp Lãnh đạo KTNN quản lý, điều hành và theo dõi đánh giá chất lượng, kết quả hoạt động kiểm toán của các đơn vị. Đối với thẩm định kế hoạch kiểm toán, chỉ với 10 kế hoạch kiểm toán được thẩm định trong cuối năm 2006, Vụ đã chỉ ra được từng mặt tích cực và hạn chế trong công tác này; hoàn chỉnh trình Tổng KTNN ký 12 quyết định điều chỉnh thời gian, đơn vị, thành viên... của các đoàn kiểm toán. Qua công tác thẩm định, bên cạnh việc làm thủ tục trình ký, phát hành các báo cáo, đã tập hợp và đề xuất nhiều ý kiến thẩm định xác đáng, hầu hết được Lãnh đạo KTNN chỉ đạo các đoàn kiểm toán tiếp thu và hoàn thiện để nâng cao chất lượng báo cáo.

Xác định được tầm quan trọng của công tác tổng hợp kết quả kiểm toán, lãnh đạo Vụ thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngay từ cuối tháng 12/2006 đã cơ bản tổng hợp xong kết quả của các cuộc kiểm toán có báo cáo phát hành; xác định sơ bộ được tổng số tăng thu, giảm chi NSNN, quản lý qua ngân sách và những phát hiện về tình hình chấp hành các luật, chính sách chế độ tài chính kế toán... từng bước chuẩn bị cho việc lập báo cáo kết quả kiểm toán năm 2006 của toàn ngành.

Năm vừa qua, Vụ Tổng hợp cũng nhận nhiệm vụ tham gia thẩm định dự toán NSNN năm 2007, năm đầu KTNN thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của Luật KTNN. Tuy quá trình triển khai gặp phải không ít khó khăn về cơ sở pháp lý và về chuyên môn nghiệp vụ nhưng đoàn thẩm định đã hoàn thành việc chuẩn bị ý kiến của KTNN về dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2007 để Tổng KTNN phát biểu ý kiến trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tuy trong bối cảnh một đơn vị mới thành lập, năm vừa qua các mặt hoạt động khác của đơn vị như tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học; thi đua và công tác đảng, đoàn thể đã được quan tâm, đi dần vào nền nếp.

Trên cơ sở thực tiễn hoạt động năm qua, Vụ Tổng hợp đã nghiêm túc đánh giá nguyên nhân của những thành công và chỉ ra các mặt còn hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng định hướng công tác cho năm tiếp theo. Vụ Tổng hợp cũng nêu ra một số đề xuất, kiến nghị với Lãnh đạo KTNN, đáng chú ý là đề nghị xem xét cho lập biên bản kiểm toán (thay báo cáo kiểm toán hiện nay) đối với các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có số kinh phí được giao quản lý và sử dụng không lớn, ít đầu mối để nâng cao tính chủ động cho KTNN chuyên ngành I, tăng cường chất lượng kiểm toán. Đề nghị thành lập hội đồng thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành và khu vực để thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán trước khi trình Tổng KTNN phê duyệt.

Đánh giá về những kết quả đạt được của Vụ Tổng hợp năm vừa qua, nhấn mạnh thêm về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, GS.TS Vương Đình Huệ - Tổng KTNN nhận xét: có thể nói, nhiều cán bộ, công chức và kiểm toán viên Vụ Tổng hợp trong năm qua đã làm việc với hơn 100% khả năng và sức lực của mình.

ĐC

Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán

ĐỀ XUẤT 7 NHÓM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NHỮNG HẠN CHẾ VỀ HỒ SƠ VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Với chức năng của một đơn vị thuộc bộ máy tham mưu về chuyên môn, giúp Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (KTNN) điều hành và quản lý hoạt động kiểm toán, năm qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (Vụ Chế độ) tiếp tục có nhiều nỗ lực, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao. Trong giai đoạn đầu năm, đơn vị đã có nhiều nỗ lực triển khai các nhiệm vụ tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán năm của KTNN; xây dựng, phân giao kế hoạch kiểm toán và xây dựng mục tiêu kiểm toán năm; thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán (có những nội dung sau này đã được chuyển giao cho một số đơn vị khác trong khối tham mưu của ngành).

Với sự tập trung thời gian và nhân lực để thực hiện, việc tổng hợp kết quả kiểm toán, lập và hoàn thiện Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2004, Báo cáo kiểm toán năm 2005 và Báo cáo tóm tắt tất cả các cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2005 được đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Trên cơ sở Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2004, đơn vị đã dành nhiều thời gian biên tập thành một báo cáo ngắn nhưng toàn diện để Tổng KTNN báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Năm 2006, Vụ Chế độ còn chủ trì nhóm công tác tổng hợp tình hình tài chính và nợ vay ngân hàng của DNNN giai đoạn 2003-2005 theo quyết định số 186/QĐ-KTNN của Tổng KTNN. Việc tổng hợp tình hình và lập báo cáo đã được thực hiện theo đúng yêu cầu của Uỷ ban KT-NS Quốc hội về nội dung và tiến độ. Năm 2006 là năm đầu tiên KTNN thực hiện việc công bố công khai kết quả kiểm toán năm 2005 đối với niên độ ngân sách 2004. Với sự phối hợp của Vụ Chế độ và Văn Phòng KTNN, báo cáo để phục vụ việc công khai kết quả kiểm toán 2005 đã được chuẩn bị đảm bảo chất lượng, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, phân giao kế hoạch kiểm toán và xây dựng mục tiêu kiểm toán năm cũng như công tác thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán đã được chủ động triển khai, đạt kết quả khả quan.

Năm 2006, bên cạnh việc thẩm định kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán, công tác kiểm tra hồ sơ kiểm toán cũng đã được triển khai. Qua hai đợt, đơn vị đã kiểm tra toàn diện hồ sơ của 25 cuộc kiểm toán trên hầu hết các lĩnh vực của tất cả các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những mặt được và những mặt hạn chế, Vụ Chế độ đã đề xuất, trình Tổng KTNN 07 nhóm giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại về hồ sơ kiểm toán và hoạt động kiểm toán, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Đáng chú ý nhất là các nội dung: Tăng cường kiểm tra hồ sơ kiểm toán của Vụ Chế độ cũng như các đơn vị tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra chéo lẫn nhau; xây dựng, ban hành quy trình kiểm tra hồ sơ kiểm toán, quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán; hoàn thiện hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán theo hướng phù hợp với thực tiễn, đơn giản dễ ghi chép, nhưng đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán, chất lượng báo cáo kiểm toán, chất lượng biên bản kiểm toán và chất lượng hồ sơ kiểm toán...

Sau khi được Tổng KTNN giao nhiệm vụ công tác chế độ kiểm toán từ tháng 8/2006, đơn vị đã tiến hành quán triệt, tập trung đầu tư đi sâu nghiên cứu chế độ kiểm toán và trước mắt đang tập trung vào nghiên cứu để tham gia ý kiến về việc hoàn thiện hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán theo chỉ đạo của Tổng KTNN.

Trên cơ sở nhiệm vụ được Tổng KTNN giao, Lãnh đạo Vụ chế độ đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng mặt công tác năm 2007. Về công tác chế độ, tham mưu Tổng KTNN ban hành các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động kiểm toán, như: Quy trình kiểm tra hồ sơ kiểm toán; Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán; tiêu chí đánh giá chất lượng hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên, tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán; tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán. Đồng thời, sẽ tham mưu với lãnh đạo KTNN về xây dựng, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán để triển khai thực hiện tốt Luật KTNN, góp phần sớm đưa hoạt động kiểm toán nhà nước tới trình độ chuyên nghiệp. Về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, thực hiện việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán từ 30 đến 40 cuộc kiểm toán theo phê duyệt kế hoạch của Tổng KTNN. Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ và các quy định khác của Tổng KTNN liên quan đến hoạt động kiểm toán. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của từng kiểm toán viên và công tác chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán trong việc triển khai chương trình, kế hoạch kiểm toán. Đối với lĩnh vực kiểm toán nội bộ, sẽ tham gia việc xây dựng Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; tham mưu cho Tổng KTNN kiến nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ...

ĐC

Vụ Pháp chế

KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

Năm 2006 Vụ Pháp chế được bổ sung thêm một số chức năng nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động KTNN, đó là nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thẩm định tính pháp lý của báo cáo kiểm toán. Trong năm qua nguồn nhân lực của Vụ chưa được bổ sung thêm trong khi nhiệm vụ của công tác pháp chế tăng cao về khối lượng trong năm đầu tiên triển khai thi hành Luật KTNN.

Nổi bật trong kết quả hoạt động pháp chế năm 2006 là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn triển khai thi hành Luật KTNN. Một trong những kết quả quan trọng đơn vị đã đạt được đó là đã giúp Tổng KTNN chủ trì soạn thảo, thẩm định các nghị quyết hướng dẫn chi tiếp một số điều của Luật KTNN trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an. Năm 2006, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành được 6 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành 1 quyết định điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của KTNN.

Bên cạnh đó, Vụ Pháp chế đã chủ trì, tổ chức xây dựng có chất lượng trình Tổng KTNN ký các quyết định ban hành Quy chế làm việc của KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Quy chế đối ngoại của KTNN; hoàn thành nhiệm vụ chủ trì xây dựng, tổng hợp ý kiến của các đơn vị trực thuộc KTNN vào Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của KTNN, Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trình Tổng KTNN ký ban hành.

Vụ cũng đã hoàn thành nhiệm vụ là đầu mối giúp Tổng KTNN tham gia góp ý đối với 21 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, ngành gửi lấy ý kiến... Bên cạnh đó, trong năm qua đã tiến hành rà soát được 157 văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau trong hệ thống các văn bản quản lý của KTNN kể từ năm 1994, phân loại và tham mưu với Lãnh đạo KTNN về chương trình xây dựng văn bản của KTNN đến hết năm 2007.

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm qua cũng được ghi nhận qua việc phối hợp giữa Vụ Pháp chế với Ban quản lý lớp học của Dự án DANIDA/KTNN tổ chức 32 lớp tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, kiểm toán viên trong ngành và các bộ ngành, địa phương. Bên cạnh đó còn có nhiều hình thức phong phú và hiệu quả khác, như phối hợp với Tạp chí Kiểm toán ra chuyên đề xây dựng Luật KTNN, chủ trì biên soạn tài liệu "Hỏi đáp về Luật KTNN"...

Đối với các chức năng, nhiệm vụ mới, việc triển khai thực hiện cũng bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đối với công tác thẩm định tính pháp lý của báo cáo kiểm toán, ngay trong năm đầu thực hiện, với sự hợp lý trong cách thức phân công phân nhiệm, 100% báo cáo kiểm toán phát hành trong năm đều được thẩm định, tạo bước chuyển biến tích cực về chất lượng. Theo yêu cầu của Lãnh đạo KTNN, Vụ Pháp chế còn tham gia đề xuất việc xử lý hàng chục kiến nghị về kết quả kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán, bảo đảm kịp thời, chặt chẽ, đúng pháp luật.

Tiếp nhận công tác thanh tra từ Vụ Giám định và Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ tháng 8/2006, tuy nhiệm vụ rất mới nhưng việc thực hiện đã có nhiều nỗ lực đáp ứng yêu cầu đề ra. Các đơn thư không thuộc thẩm quyền xử lý của KTNN đã kịp thời chuyển đến đúng các cơ quan chức năng; những đơn, thư có liên quan đã được xem xét, giải quyết và trả lời đương sự theo đúng quy định. Ngoài ra, công tác tư vấn luật liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành cũng đã bước đầu được quan tâm, từng bước khắc phục điều kiện khó khăn về nhân lực, nâng dần chất lượng phục vụ. Năm vừa qua, Vụ Pháp chế cũng đã tham gia tích cực vào việc phối hợp với một số đơn vị trong ngành tham mưu giúp Tổng KTNN chuyển hồ sơ 02 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng sang cơ quan điều tra.

ĐC

Vụ Quan hệ quốc tế

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI

Năm 2006, việc thành lập Vụ quan hệ quốc tế trên cơ sở Phòng hợp tác quốc tế thuộc Văn phòng KTNN đã đánh dấu một sự phát triển đáng kể trong hoạt động quan hệ quốc tế của cơ quan KTNN.

Năm qua, KTNN là một thành viên tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức kiểm toán tối cao quốc tế, đặc biệt là tổ chức INTOSAI và ASOSAI, trong đó cao điểm là Đại hội ASOSAI lần thứ 10 tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 9 năm 2006 và các hội thảo do ASOSAI tổ chức. Về hoạt động đoàn vào, KTNN đã tiếp đón và làm việc với các đoàn lãnh đạo KTNN Mông Cổ, Đan Mạch, các đoàn chuyên gia và nhiều đoàn của các tổ chức quốc tế khác, góp phần tăng cường hoạt động hợp tác, cụ thể hóa nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo giữa KTNN và các nước. Về hoạt động đoàn ra, đã tổ chức tốt các đoàn do Lãnh đạo KTNN dẫn đầu đi làm việc tại Lào, Nga, Ấn Độ, dự Đại hội ASOSAI ở Thượng Hải - Trung Quốc, qua đó đã quảng bá về KTNN Việt Nam với bạn bè thế giới. Các hoạt động thực hiện và xây dựng Dự án hợp tác giữa KTNN với các nước cũng như các tổ chức quốc tế trong năm 2006 đã được tiến hành một cách đồng bộ và đúng kế hoạch đề ra, đem lại những kết quả cụ thể và góp phần hỗ trợ quan trọng vào hoạt động của KTNN như: các dự án GTZ-KTNN, dự án EC-KTNN, dự án DANIDA-KTNN, dự án VIE/02/008, dự án VIE02/001 SEDEMA...

ĐH

KTNN chuyên ngành I

NÊU CAO TINH THẦN ĐOÀN KẾT, THỐNG NHẤT, KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2006

Năm 2006, KTNN chuyên ngành I đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của các đơn vị: Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp, Quân khu 3, Quân khu 7, Binh chủng Đặc công, Quân đoàn I, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (khối quốc phòng); Cục Quản lý trại giam và Công an 09 tỉnh, thành phố: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc (khối an ninh) và 04 tỉnh ủy, thành ủy: Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (khối đảng).

Trong quá trình kiểm toán, KTNN chuyên ngành I đã tập trung đánh giá việc chấp hành các quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và đánh giá việc kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chế độ và trách nhiệm cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao. Thông qua hoạt động kiểm toán nhà nước, KTNN chuyên ngành I đã tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua NSNN trên 250 tỷ đồng.

Năm 2007, KTNN chuyên ngành I được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm toán các đơn vị thuộc khối quốc phòng, như: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Quân chủng Hải Quân, Quân khu V, Binh chủng Thông tin liên lạc, Công ty Đông Bắc, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Vạn Xuân, một số học viện, trường sĩ quan thuộc Bộ và các đơn vị thuộc khối an ninh, như: Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Khoa học, công nghệ, Công an 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Bắc (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Nông, Đăk Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên).

Trần Soạn

KTNN chuyên ngành II

KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN ĐÃ TỪNG BƯỚC GẮN VỚI VIỆC

XEM XÉT TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN, TẬP THỂ VI PHẠM

Căn cứ nhiệm vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước giao, năm qua KTNN chuyên ngành II đã hoàn thành 7 cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách của các cơ quan Bộ Xây dựng, Tổng cục Thuế, Tổng cục Du lịch; các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hoà Bình và thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trong năm 2006 đơn vị cũng đã hoàn thành kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2004 do Chính phủ lập, tham gia tích cực cuộc kiểm toán chuyên đề về khoa học - công nghệ. Thông qua hoạt động kiểm toán, năm 2006 KTNN Chuyên ngành II đã kiến nghị tăng thu và tiết kiệm chi cho NSNN 616.604 triệu đồng, trong đó đáng kể là tăng thu từ thuế, phí lệ phí, thu khác 171.516 triệu đồng; giảm cấp phát dự toán 149.733 trđ; giảm chi chuyển nguồn 113.216 trđ; tăng thu nợ đọng tiền đấu giá quyền sử dụng đất 1.616.672 trđ... Công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán cho thấy hầu hết các đơn vị đã nghiêm chỉnh thực hiện; lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã quan tâm trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Qua kiểm tra đã làm rõ nguyên nhân một số kiến nghị đơn vị chưa hoặc không thực hiện và đề xuất kiến nghị xử lý.

Bên cạnh những khó khăn chung, nhiều cuộc kiểm toán của KTNN chuyên ngành II năm vừa qua phải triển khai trên địa bàn rộng lớn do một số đơn vị được kiểm toán có quy mô hoạt động tài chính rộng khắp cả nước như thành phố Hà Nội, Tổng cục Thuế... trong khi số kiểm toán viên dự bị chiếm tới 40% quân số, khó khăn trong việc phân công, tổ chức đoàn kiểm toán. Mặc dù vậy, tất cả các cuộc kiểm toán đều được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, được thực hiện khảo sát, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung trọng tâm và được sự thẩm định xét duyệt kỹ lưỡng của các đơn vị chức năng và Lãnh đạo KTNN. Đối với các địa phương, kết quả kiểm toán đã giúp HĐND và UBND cấp tỉnh, huyện xác định tính đúng đắn của báo cáo quyết toán NSNN, cân đối và kết dư ngân sách năm 2005, qua đó tăng cường các biện pháp quản lý thu - chi ngân sách; tăng cường khai thác nguồn thu, phân bổ và sử dụng kinh phí chi đầu tư XDCB, chi thường xuyên hợp lý, tập trung, hiệu quả; xem xét lại công tác điều hành ngân sách và các chủ trương, quyết định liên quan đến phát triển kinh tế, chính sách thu chi ảnh hưởng đến ngân sách địa phương. Đối với các đơn vị Bộ Xây dựng, Tổng cục Thuế, Tổng cục Du lịch, qua kiểm toán đã tiến hành xem xét công tác quản lý các hoạt động cơ chế tài chính, các quỹ tài chính được giao quản lý, sử dụng, các chế độ đặc thù của mỗi ngành phù hợp với hoạt động của đơn vị và khả năng cân đối NSNN. Qua đó đánh giá, đề xuất kiến nghị, xem xét xử lý các chủ trương, điều hành, quản lý và sử dụng các nguồn vốn không đúng mục đích, kém hiệu quả. Đặc biệt, các kiến nghị kiểm toán đã từng bước gắn với việc xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể vi phạm, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng.

Về chất lượng kiểm toán, nhìn chung các báo cáo kiểm toán đã nêu được ý kiến đánh giá đối với báo cáo tài chính, báo cáo Quyết toán ngân sách của đơn vị được kiểm toán. Công tác kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan tham mưu về kinh tế - tài chính đã được chú trọng khi triển khai kiểm toán tại các bộ, ngành và địa phương. Qua đó xác định việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các chính sách, chế độ của nhà nước trong công tác quản lý, điều hành sử dụng NSNN và tài sản nhà nước. Đặc biệt đã phát hiện và kiến nghị xử lý những sai phạm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn và điều hành, sử dụng nguồn NSNN không đúng mục đích, nhiệm vụ được giao ở các cấp độ quản lý. Đã đưa ra các kiến nghị có tác dụng ngăn chặn việc quản lý sử dụng NSNN sai quy định, dễ dẫn tới hiệu quả kém, thất thoát lãng phí ngân sách. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đã khai thác tập hợp được các bằng chứng có giá trị để tổng hợp, đưa ra các đánh giá, nhận xét, kiến nghị xác đáng, thuyết phục. Đặc biệt quá trình kiểm toán Quyết toán NSNN năm 2004 đã đưa ra các ý kiến tư vấn về quản lý điều hành NSNN để Bộ Tài chính điều chỉnh bổ sung trước khi báo cáo Chính phủ trình Quốc hội. Bên cạnh đó, đã tổ chức thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra việc chấp hành Quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán, Quy chế làm việc của KTNN; trong hoạt động kiểm toán đã hạn chế được tối đa các hiện tượng hách dịch, sách nhiễu đơn vị được kiểm toán.

Năm 2007, KTNN chuyên ngành II xác định các mục tiêu trọng tâm của hoạt động kiểm toán như sau: Xác định mức độ tin cậy, chất lượng báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính của các đơn vị được kiểm toán. Qua đó đánh giá việc chấp hành các quy định, chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính, ngân sách qua các khâu lập, chấp hành, quyết toán ngân sách của các đối tượng được giao quản lý điều hành và sử dụng NSNN. Đánh giá và kiến nghị sửa đổi những mặt còn hạn chế trong công tác lập và phân bổ dự toán, quản lý điều hành NSNN và Tổng quyết toán NSNN; những hạn chế cần điều chỉnh bổ sung của các chế độ quản lý tài chính-ngân sách được vân dụng trong các cơ quan nhà nước, ngành kinh tế - xã hội...; việc chấp hành các chủ trương của Nhà nước về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong quản lý NSNN.

Trên cơ sở đó, đơn vị đã đề ra hai nhóm giải pháp chính nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác chuyên môn và các mặt hoạt động liên quan. Đối với nhiệm vụ chuyên môn, nội dung kiểm toán ngân sách sẽ tập trung vào công tác quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN. Tiếp tục chú trọng nội dung kiểm toán tổng hợp để tăng cường việc phân tích đánh giá và có những ý kiến, đề xuất tầm vĩ mô đối với người quản lý và cơ quan quản lý kinh tế, tài chính - ngân sách. Chú trọng kiểm tra đánh giá việc thực hiện thu nộp ngân sách, việc chủ động trong khai thác, xây dựng và nuôi dưỡng nguồn thu; chấp hành các luật về thuế, chế độ thu trong kê khai, quản lý thu nộp của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các đơn vị sự nghiệp có thu. Từ những nội dung trên sẽ đánh giá việc thực hiện Luật NSNN, chế độ, định mức chi tiêu trong quản lý nhà nước, sự nghiệp kinh tế, y tế, văn hoá giáo dục. Đánh giá việc thực hiện khoán chi hành chính, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu NSNN.

Một trong nhưng đề xuất đáng quan tâm KTNN chuyên ngành II đề xuất với Lãnh đạo KTNN, đó là: Ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách một đơn vị, cần triển khai bước đầu kiểm toán theo chuyên đề, kiểm toán hiệu quả các chương trình dự án bằng nguồn kinh phí NSNN theo từng ngành, bộ, địa phương.

ĐC

KTNN CHUYÊN NGÀNH III

NHIỀU BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO

Kết thúc năm 2006, KTNN chuyên ngành III đã hoàn thành toàn diện kế hoạch kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán 9 đơn vị. Đó là: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội; các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam và đặc biệt là kiểm toán việc chi tiêu ngân sách của Kiểm toán Nhà nước. Về cơ bản, các Báo cáo Kiểm toán đã đạt được yêu cầu, mục tiêu, tiến độ kiểm toán đã được Tổng KTNN phê duyệt.

Thông qua hoạt động kiểm toán, Chuyên ngành III đã có nhiều kiến nghị với đơn vị được kiểm toán nhằm chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót trong công tác điều hành ngân sách, đồng thời kiến nghị xử lý tài chính hơn 414 tỷ đồng. Nhiều Báo cáo kiểm toán có kết quả tốt, được lãnh đạo KTNN đánh giá cao như: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2005 của Bộ Y tế, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhiều kiến nghị của KTNN chuyên ngành III với Chính phủ, các Bộ, ngành đã tập trung vào những vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực. Chẳng hạn, kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định về chính sách thu viện phí, kiến nghị với Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành khung giá bán lẻ các mặt hàng thuốc thiết yếu, kiến nghị Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chỉ đạo giảm mức thu của người lao động có thời hạn ở nước ngoài…

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, KTNN chuyên ngành III đã thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch năm, chấp hành tốt các quy định của Tổng KTNN trong lĩnh vực kiểm toán, quan tâm chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng cũng như vấn đề phối kết hợp trong hoạt động kiểm toán. Để việc triển khai kế hoạch năm 2007 đạt được kết quả tốt hơn, KTNN chuyên ngành III đã nghiêm túc tự đánh giá những mặt công tác còn hạn chế, đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

ĐH

KTNN Chuyên ngành IV

ĐỀ RA 10 NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH

TOÀN DIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH 2007 ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

KTNN Chuyên ngành IV được giao nhiệm vụ kiểm toán năm 2006 với 07 đầu mối, gồm Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hòa bình - Sơn La, Dự án cải tạo nâng cấp Nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn I, Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao gói công nghiệp Công ty giấy Việt Trì, kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I, Tổng công ty Xây dựng đường thủy, kiểm toán thường xuyên Dự án cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài,... Năm vừa qua KTNN Chuyên ngành IV cũng còn gặp những khó khăn nhất định, như: lực lượng KTV chưa thực sự đủ mạnh, năng lực chuyên môn không đồng đều, kinh nghiệm kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán thường xuyên còn bị hạn chế.

Với tinh thần đoàn kết nhất trí trong toàn đơn vị, được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, Ban chấp hành Công đoàn và Đoàn thanh niên, năm vừa qua KTNN Chuyên ngành IV đã hoàn thành toàn diện kế hoạch kiểm toán với kết quả tốt. Thông qua kiểm toán đã kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tư đã được thanh, quyết toán, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 189 tỷ đồng. Riêng kết quả kiểm toán 2 tổng công ty đã thu hồi, tiết kiệm chi cho ngân sách trên 5 tỷ đồng, đồng thời phát hiện nhiều sai sót, vi phạm trong chấp hành chế độ quản lý đầu tư xây dựng và quản lý kinh tế tại một số đơn vị, chuyển cơ quan điều tra làm rõ sai phạm tại một công trình.

Năm 2007, KTNN Chuyên ngành IV được giao kế hoạch kiểm toán 6 Dự án đầu tư và 1 Tổng công ty. Phát huy truyền thống một trong những đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực kiểm toán đầu tư XDCB của ngành, KTNN chuyên ngành IV đã đề ra 10 nhóm biện pháp trong tổ chức thực hiện cụ thể, nhằm phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kế hoạch với chất lượng cao. Cụ thể, trong việc thực hiện kế hoạch năm tới, đơn vị xác định sẽ tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo đơn vị với cấp ủy đảng và các đoàn thể trong đơn vị làm tốt công tác giáo dục chính trị, nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân của cán bộ, kiểm toán viên; tăng cường chất lượng công tác khảo sát lập kế hoạch các cuộc kiểm toán; tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các quy chế của KTNN và các quy định của cơ quan đơn vị; phân định rõ trách nhiệm cá nhân trong công việc.../.

Đỗ Mạnh Hùng

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 2006 ĐÚNG TIẾN ĐỘ,

CHẤT LƯỢNG CAO HƠN NĂM TRƯỚC

Năm 2006, KTNN chuyên ngành V được Tổng KTNN giao và đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán 03 dự án (Dự án Thủy lợi đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 4); kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 của 03 Tổng công ty (Tổng công ty Xây dựng Số 1, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng) và hoàn thành kế hoạch bổ sung kiểm toán Dự án Khu biệt thự công vụ K9, Dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Dự án trụ sở làm việc của Bộ Tài chính, Dự án trụ sở Kho bạc Nhà nước Trung ương theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cao hơn những năm trước.

Năm 2007, KTNN chuyên ngành V được Tổng KTNN giao kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi; kiểm toán Báo cáo quyết toán của 06 dự án; trong đó tiếp tục kiểm toán Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trụ sở làm việc Bộ Tài chính và trụ sở Kho bạc Nhà nước; Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, Đường tỉnh lộ ADB, Dự án Phát triển hạ tầng Đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì; Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001 - 2005.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ biểu dương những thành tích của cán bộ, công chức, kiểm toán viên và người lao động KTNN chuyên ngành V đã đạt được trong năm 2006. Đồng thời, nhấn mạnh những yêu cầu và đòi hỏi mang tính bức thiết hiện nay và một vài năm tới, đó là: Hết sức coi trọng tính đột phá trong các giải pháp thực hiện; đổi mới căn bản về nhận thức nhiệm vụ và tạo sự chuyển biến trong hành động; tăng cường công tác quản lý, tự kiểm tra, giám sát đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên; đổi mới phương thức hoạt động, tập trung kiểm toán những dự án ngay trong các DNNN, kiểm toán các dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp - dân dụng và các chương trình mục tiêu quốc gia theo chương trình giám sát của Quốc hội; nghiên cứu và đề xuất việc mua sắm trang thiết bị, thuê tư vấn phục vụ nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu mới;...

Trần Soạn

KTNN Chuyên ngành VI

CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA LÃNH ĐẠO

VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN

Năm 2006, KTNN Chuyên ngành VI thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của 5 doanh nghiệp: Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Đánh giá sơ bộ cho thấy kết quả kiểm toán nói chung đã đảm bảo mục tiêu đề ra trong phương hướng nhiệm vụ kiểm toán năm 2006 cả về tiến độ và chất lượng. Tổng hợp kết quả kiểm toán của Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty Thép và Tổng công ty Đường sắt cho thấy đã phản ánh nhiều chỉ tiêu của báo cáo tài chính so với kết quả kiểm toán có chênh lệch lớn. Các chỉ tiêu về hao mòn tài sản cố định; nguồn vốn chủ sở hữu; tổng doanh thu, thu nhập (thuần); tổng chi phí và nợ phải trả đều chênh lệch hàng trăm tỉ đồng. Đặc biệt, chỉ tiêu về tổng doanh thu, thu nhập (thuần) và tổng chi phí chênh lệch tới trên 400 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán của Tổng công ty Dầu khí và Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng cho thấy chất lượng kiểm toán tốt, kết quả xử lý về tài chính cao hơn nhiều so với 3 cuộc kể trên.

Bên cạnh việc hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kiểm toán, các mặt công tác khác của KTNN Chuyên ngành VI năm qua đều đã được quan tâm đúng mức, nhiều nội dung đạt kết quả tốt. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, kiện toàn tổ chức bộ máy và bồi dưỡng cán bộ, hoạt động đoàn thể... thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Để có được kết quả đó, trong năm qua công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo đơn vị và công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán luôn được chú trọng, đạt hiệu quả tốt. Nổi bật trong đó, Lãnh đạo đơn vị đã chú trọng quán triệt tới các đoàn, tổ và kiểm toán viên nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật KTNN; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và không làm thay công việc của trưởng đoàn và tổ trưởng tổ kiểm toán; lập kế hoạch tổng thể, phân công cụ thể các trưởng, phó đoàn kiểm toán, dự kiến nhân lực từ đầu năm để chủ động bố trí nhân sự cho việc khảo sát lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với chức năng của các phòng, đồng thời bố trí lực lượng kiểm toán viên có kinh nghiệm để thực hiện khảo sát cụ thể, nắm vững tình hình, hoạt động, quản lý để lập kế hoạch kiểm toán tại từng tổng công ty... Đã có sự kết hợp phân công các tổ kiểm toán với bố trí tổ đảng lưu động tạo điều kiện sinh hoạt đảng thường xuyên; tổ đảng lưu động bố trí có đủ các thành phần là lãnh đạo đoàn kiểm toán, lãnh đạo đơn vị và phòng tổng hợp, phát huy vai trò chỉ đạo của tổ chức đảng.

Năm 2007 KTNN Chuyên ngành VI được giao nhiệm vụ kiểm toán 4 đơn vị, gồm Tổng công ty ôtô Việt Nam; Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; Tổng công ty Cao su Việt Nam và Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Sau khi được phân giao kế hoạch, Lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VI đã sớm xem xét, xác định mục tiêu kiểm toán và đề ra các chủ trương, giải pháp để bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác được giao.

ĐC

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH VII

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2006

Năm 2006, KTNN chuyên ngành VII được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao và hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 của 06 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với 130 đơn vị trực thuộc. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN chuyên ngành VII đã kiến nghị tăng thu và giảm chi cho NSNN gần 2.900 tỷ đồng

Năm 2007, KTNN chuyên ngành VII được Tổng KTNN giao kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển). Mục tiêu chủ yếu của nhiệm vụ kiểm toán năm 2007 là: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kết hợp với kiểm toán chuyên sâu một số nội dung, như: quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước, chính sách cho vay giải quyết việc làm, tình hình mua sắm và chi đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định; đối với các đơn vị kiểm toán không thường xuyên tập trung xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của báo cáo tài chính năm 2006, kết hợp với kiểm toán hoạt động việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Từ những bài học kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong năm 2006, KTNN Chuyên ngành VII đã đề ra các giải pháp thích hợp có tính khả thi cao nhằm không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên và người lao động; thể hiện quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ công tác năm 2007.

Trần Soạn

TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

HOÀN THÀNH TỐT CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Năm 2006, nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ (Trung tâm) về cơ bản vẫn là các hoạt động của công tác khoa học và công tác đào tạo bồi dưỡng.Với sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ, công chức, trong năm qua, Trung tâm đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ do Tổng KTNN giao.

Đối với hoạt động quản lý khoa học, Trung tâm đã tổ chức thông qua đề cương của các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2006; tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Nhà nước năm 2004-2005 sau khi đã nghiệm thu 8/8 đề tài nhánh và các đề tài NCKH khác thuộc cấp cơ sở, cấp Bộ. Trong hoạt động nghiên cứu, năm 2006, Trung tâm đã huy động đến mức cao nhất lực lượng vào việc nghiên cứu các đề tài khoa học và tiến hành nghiên cứu 06 chuyên đề tổng kết hoạt động thực tiễn ở một số lĩnh vực của ngành, công bố 48 công trình nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học qua các tập san, báo và tạp chí. Về hoạt động thông tin khoa học, Trung tâm đã tăng nhanh việc cung cấp đầu sách để bảo đảm được nhu cầu nghiên cứu; xuất bản 4 số Nội san Nghiên cứu khoa học kiểm toán và lên kế hoạch xuất bản Tạp chí khoa học kiểm toán vào đầu năm 2007.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trung tâm đã hoàn thành việc tổ chức 16 lớp trong đó có 09 lớp cập nhật kiến thức cho Kiểm toán viên; 01 lớp đào tạo kiến thức cho cán bộ cấp vụ, 04 lớp đào tạo Kiểm toán viên và 02 lớp kiểm toán hoạt động. Việc tổ chức các lớp học này được thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch, đảm bảo nội dung chương trình, giáo viên được thỉnh giảng có chất lượng tốt.

Ngoài các hoạt động chính, Trung tâm cũng đã bước đầu triển khai và đạt được kết quả nhất định trong công tác tư vấn, dịch vụ với tổng doanh thu đạt 361 triệu đồng.

Mặc dù vậy, một số mặt hoạt động của Trung tâm vẫn còn những hạn chế, chẳng hạn: công tác quản lý khoa học còn chưa thật chủ động trong đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và kết quả, công tác đào tạo bồi dưỡng còn lúng túng trong vấn đề quản lý học viên, nội dung chất lượng Nội san chưa cao, chưa thu hút được đông đảo cộng tác viên trong và ngoài ngành tham gia...

ĐH

Trung tâm Tin học

XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Trong năm qua, năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 trong KTNN và cũng là năm đầu thực hiện tự chủ tài chính, Trung tâm Tin học đã xác định xây dựng phát triển phần mềm là nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường năng lực cho hạ tầng công nghệ thông tin toàn ngành, đưa vào vận hành và duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống máy chủ, mạng truyền thông nội bộ, trung tâm tích hợp dữ liệu, đồng thời tiếp tục thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các KTNN khu vực. Đồng thời, trung tâm cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các dự án công nghệ thông tin, giúp chủ đầu tư triển khai kịp thời các hạng mục của dự án hạ tầng công nghệ thông tin theo kế hoạch. Bên cạnh đó, trung tâm còn tiến hành tích hợp dữ liệu và một số chương trình ứng dụng trên máy chủ, tổ chức cài đặt và đưa vào sử dụng hệ thống tích điện UPS; xây dựng kế hoạch, dự toán tích hợp mạng trung tâm tích hợp dữ liệu với các mạng LAN của KTNN thành mạng riêng của ngành trên nền mạng Internet; thiết đặt hệ thống thư điện tử và đưa vào sử dụng hệ thống Mail Online của KTNN thay thế cho Mail Offline đã có. Cùng với nhiệm vụ quản trị hệ thống, công tác bảo mật, an toàn hệ thống thông tin cũng được Trung tâm Tin học xác định là nhiệm vụ quan trọng do đặc thù của cơ quan KTNN có nhiều loại thông tin cần được bảo mật. Trong công tác kỹ thuật, sửa chữa, tư vấn sử dụng thiết bị tin học, trung tâm đã sửa chữa và đảm bảo hoạt động cho hơn 400 máy tính, 100 máy in, và hệ thống hơn 400 nút mạng hoạt động ổn định và an toàn, giải đáp mọi thắc mắc về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ kiểm toán viên. Khi có yêu cầu, trung tâm đã tư vấn hỗ trợ sử dụng tối đa tới từng người dùng cụ thể.

ĐH

Kiểm toán Nhà nước khu vực I:

THỰC HIỆN MỤC TIÊU KIỂM TOÁN NĂM 2006 CÓ NHIỀU TIẾN BỘ

Năm 2006, KTNN khu vực I được giao kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2005 của 8 tỉnh và thành phố, kiểm toán Báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp nhà nước; cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm toán chi khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 - 2005 của các thành phố Hải Phòng và Hà Nội.

Với lực lượng cán bộ, KTV là 77 người, KTNN khu vực I đã chủ động lập kế hoạch chi tiết, phân bổ thời gian, bố trí các đoàn kiểm toán một cách hợp lý. Các Đoàn, Tổ kiểm toán đã thực hiện kiểm toán theo đúng mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán như kế hoạch kiểm toán được giao và được Tổng KTNN đánh giá có tiến bộ nhiều so với năm trước. Kế hoạch kiểm toán năm 2006 đã hoàn thành theo đúng thời gian và tiến độ quy định. Qua kiểm toán đã phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính trên 263.643 triệu đồng. Qua hoạt động kiểm toán đã giúp cho các địa phương và đơn vị được kiểm toán quan tâm tới công tác quản lý công quỹ của nhà nước, tiết kiệm trong chi tiêu hành chính, chống tham ô lãng phí.

Năm 2007, KTNN khu vực I được Tổng KTNN giao kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, năm 2006 của các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Bắc Cạn, Tuyên Quang và Hải Dương; kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Dược Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội và kiểm toán Dự án hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Từ kinh nghiệm kiểm toán năm 2006, KTNN khu vực I xác định ngay nhiệm vụ trước mắt là thu thập thông tin, tài liệu của các đơn vị theo kế hoạch kiểm toán được giao; bám sát mục tiêu, nội dung kiểm toán theo chỉ đạo của lãnh đạo KTNN để triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán ngay từ đầu năm; bố trí kế hoạch kiểm toán khoa học hơn, coi trọng kiểm toán ở các cơ quan tổng hợp...

Hiền Thanh

Kiểm toán Nhà nước khu vực II

5 NĂM PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH

Kiểm toán Nhà nước khu vực II tổ chức tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2007 đúng vào dịp kỷ niệm 5 năm thành lập đơn vị (04/01/2002- 04/01/2006). Qua 5 năm xây dựng và phát triển, Kiểm toán Nhà nước khu vực II đã có bước trưởng thành nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có 7 người khi mới thành lập, đến nay lực lượng cán bộ đã có gần 50 người; từ chỗ chỉ được giao nhiệm vụ kiểm toán ở 2 tỉnh trong năm 2003, đến nay KTNN khu vực II đã được giao tới 6 cuộc kiểm toán tại 5 tỉnh. Kết quả kiểm toán kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN năm 2002 là 28 tỷ, đến năm 2006 con số đó lên gần 100 tỷ. Trước đây, KTNN khu vực II đã có một thời gian khá dài phải thuê phòng làm việc, đến nay, một trụ sở mới khang trang đã mọc lên trên khuôn viên đẹp với phương tiện thiết bị ngày càng được tăng cường, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của đơn vị. Liên tục các năm, KTNN khu vực II đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc, năm 2005 được tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc của ngành, chi bộ Đảng luôn đạt cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh...

Đối với nhiệm vụ kiểm toán năm 2006, KTNN khu vực II đã chủ động triển khai khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán đồng thời cho cả 6 cuộc kiểm toán được giao; tập trung hơn về con người và thời gian cho kiểm toán tổng hợp, cải tiến phương pháp thu thập, kiểm tra, phân tích thông tin để đánh giá được đầy đủ và toàn diện hơn về công tác quản lý ngân sách của địa phương theo Luật NSNN; tăng cường hơn cho kiểm toán chi đầu tư XDCB, kiểm toán ngân sách cấp huyện… Tính đến hết tháng 11/2006, Kiểm toán Nhà nước khu vực II đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán năm 2006, gồm: kiểm toán ngân sách 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế: kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Vũng áng I- Hà Tĩnh; kiểm toán Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Kết quả kiểm toán đã tăng thu hơn 39 tỷ đồng, giảm chi hơn 49 tỷ đồng, trong đó nộp NSNN gần 10 tỷ đồng, quản lý qua NSNN hơn 420 tỷ đồng và các kiến nghị khác hơn 115 tỷ đồng.

PV

KTNN KHU VỰC III KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP

VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA

Ngày 08/01/2007, tại Đà Nẵng, KTNN khu vực III đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba.

GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng; tỉnh Quảng Nam; tỉnh Kon Tum; đại diện các Sở, ban, ngành của một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung cùng toàn thể cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên Kiểm toán Nhà nước khu vực III đã tham dự buổi lễ.

KTNN khu vực III (tên cũ là KTNN khu vực miền Trung) thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối với 12 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên. Qua 10 năm hoạt động, KTNN khu vực III đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển của KTNN.

Thời kỳ đầu chỉ với 5 cán bộ, đến nay, KTNN khu vực III đã có 52 cán bộ, công nhân viên; trong đó, số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 91,6% (riêng đội ngũ kiểm toán viên 100% tốt nghiệp đại học trở lên). Qua 10 năm hoạt động, đơn vị đã không ngừng mở rộng các loại hình kiểm toán, từ chỗ chỉ kiểm toán thuần túy lĩnh vực ngân sách nhà nước, đến nay đã kiểm toán có kết quả các lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư dự án, chương trình mục tiêu,... tính đến nay đã phát hiện tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua ngân sách nhà nước gần 900 tỷ đồng; trong đó tăng thu về NSNN trên 663 tỷ đồng, giảm chi trên 226 tỷ đồng...

Với những thành tích đã đạt được, KTNN khu vực III nhiều năm liền được Tổng Kiểm toán Nhà nước tặng Bằng khen; nhiều tập thể và cá nhân được công nhận là "Tập thể lao động xuất sắc", "Chiến sĩ thi đua cấp ngành"; đặc biệt nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng thưởng tập thể cán bộ, công nhân viên KTNN khu vực III Huân chương Lao động hạng ba, ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của đơn vị trong suốt mười năm qua. /.

NT

KTNN khu vực IV

KẾT QUẢ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ VỀ TÀI CHÍNH TĂNG CAO,

HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SỚM NHẤT TOÀN NGÀNH

Như tình hình chung của ngành, năm 2006 khối lượng nhiệm vụ của KTNN khu vực IV tăng cao hơn năm trước với 5 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN 2005 của 5 tỉnh, kiểm toán báo cáo tài chính 2 tổng công ty; được KTNN giao bổ sung nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề về khoa học và công nghệ tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu và thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ nhân lực cho KTNN khu vực V kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN tỉnh Cà Mau.

Đến đầu tháng 10/2006, đơn vị đã kết thúc thực hiện kiểm toán cuộc cuối cùng trong 7 cuộc kiểm toán trong kế hoạch chính tại tỉnh Bình Phước, trở thành đơn vị hoàn thành kế hoạch kiểm toán sớm nhất trong ngành. Đến giữa tháng 12/2006 đã hoàn thành thủ tục phát hành báo cáo kiểm toán 7 cuộc kiểm toán nêu trên và kết thúc hoàn thành các biên bản kiểm toán chuyên đề khoa học. Tổng hợp kết quả xử lý về tài chính cho thấy, thông qua kiểm toán đơn vị đã kiến nghị tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua ngân sách 3.594.881 triệu đồng, trong đó riêng tăng thu NSNN là 330.728 triệu đồng, giảm chi NSNN là 247.238 triệu đồng, nợ đọng thuế xác định tăng thêm 1.097.977 triệu đồng... Như vậy, tính riêng gần 600 tỷ đồng kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN của khu vực IV trong năm nay đã gần bằng 60% của cả ngành thực hiện năm 2005. Theo đánh giá của đơn vị, chất lượng kiểm toán và báo cáo kiểm toán năm qua đã tăng lên, phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót trong công tác lập dự toán ngân sách, quản lý và điều hành và quyết toán NSNN, quản lý tài chính ở các doanh nghiệp và trong chấp hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, Quy chế đấu thầu trong thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từ thực tiễn kiểm toán, KTNN khu vực IV cũng đề xuất với KTNN những kiến nghị đáng quan tâm nhằm tiếp tục tăng cường chất lượng kiểm toán. Đó là đề xuất về việc nghiên cứu thay đổi phương thức thực hiện kiểm toán cho phù hợp với Luật NSNN; quy định cơ chế, cách thức chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của các đơn vị được kiểm toán; hướng tới triển khai thực hiện kiểm toán trong môi trường điện tử...

Để đạt được kết quả đó, các mặt hoạt động của KTNN khu vực IV năm qua đã được nỗ lực triển khai đồng bộ, đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành với cả hai nội dung: công tác kiểm toán và công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trong thực hiện kiểm toán, lĩnh vực kiểm toán ngân sách đã được lãnh đạo đơn vị chỉ đạo tập trung kiểm toán tại các cơ quan quản lý tổng hợp về tài chính (tài chính, kho bạc, thuế...) làm rõ những vấn đề trọng yếu trong quản lý thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, giúp phát hiện nhiều sai phạm với giá trị lớn; kiểm toán các doanh nghiệp đã đi sâu phân tích những hạn chế tồn tại trong quản lý tài chính, tài sản, chấp hành Luật Kế toán, hiệu quả kinh doanh, khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán đã được chú trọng và triển khai đồng bộ từ cấp kiểm toán trưởng, trưởng đoàn kiểm toán đến tổ trưởng tổ kiểm toán. Hồ sơ 3 cuộc kiểm toán do Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán kiểm tra trong trong năm 2006 đều được đánh giá có chất lượng cao.

ĐC

Xem thêm »