Sau khi Văn phòng Tổng Kiểm toán và Kiểm soát New Zealand (OAG) công bố báo cáo về tình hình quản lý tài sản công (Báo Kiểm toán đã phản ánh trên số 39), cơ quan này cũng đưa ra nhiều đánh giá xung quanh trách nhiệm bảo hiểm tài sản do Nhà nước quản lý.
Trận động đất Canterbury đã để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng ở New Zealand
Những thiệt hại vật chất nghiêm trọng từ trận động đất Canterbury tháng 9/2010 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro và vai trò của bảo hiểm đối với các tài sản công. Cuối năm 2012, OAG đã thu thập thông tin về tình hình bảo hiểm tài sản tại hơn 400 cơ quan Trung ương và địa phương với số tài sản công có tổng giá trị sổ sách là 225 tỷ USD.
Sau khi đánh giá rủi ro đối với tài sản, các cơ quan Nhà nước cần quyết định liệu có nên mua bảo hiểm tài sản hay không, và nếu mua thì phải lựa chọn bảo hiểm nào cho phù hợp. Báo cáo của OAG cho thấy, một phần tài sản trị giá 97 tỷ USD (chưa đầy 50) đã được các cơ quan này mua bảo hiểm với số phí bảo hiểm hàng năm là 280 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc, 128 tỷ USD giá trị các tài sản còn lại không được mua bảo hiểm (khoảng 1/3 số tài sản này là đất).
Mặc dù vậy, việc không mua bảo hiểm cho tài sản trong nhiều trường hợp lại không hề đáng lo ngại. Trên thực tế, một số cơ quan đã chọn lựa cách thức “tự bảo hiểm” cho một số hay toàn bộ tài sản của họ.Dựa vào năng lực của mình để vay mượn, lập quỹ dự phòng riêng hay lập chung quỹ với một nhóm các cơ quan khác cũng là những phương án mà các cơ quan lựa chọn để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản. Ngoài ra, một số cơ quan kỳ vọng sự hỗ trợ từ Chính phủ để đảm bảo kiểm soát rủi ro thay vì tiến hành mua bảo hiểm cho tài sản.Trong các lý do lý giải việc không mua bảo hiểm cho tài sản công (trừ đất), phổ biến nhất là chi phí cho bảo hiểm vượt quá rủi ro được đánh giá, cơ quan đó quyết định tự bảo hiểm hoặc tin rằng Chính phủ sẽ bù đắp tổn thất.
Nhìn chung, loại hình tài sản phổ biến nhất không được bảo hiểm là đất. Điều này khá dễ hiểu vì đất thường không phải là đối tượng của bảo hiểm tài sản. Theo báo cáo, các loại tài sản công ở New Zealand không hoặc ít được mua bảo hiểm gồm: đất, hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và các tài sản khác như các đường hầm, nhà máy, trang thiết bị, các bộ phận của hệ thống sản xuất và phân phối điện.
Theo nhận định của OAG, các cơ quan Nhà nước có khả năng không đủ tiền bảo hiểm để trang trải cho các rủi ro. Tổng số tiền bảo hiểm chỉ tương đương 80 tổng giá trị sổ sách của số tài sản được bảo hiểm. Thậm chí, OAG cho biết, nếu số tiền bảo hiểm tương đương 100 giá trị sổ sách, các cơ quan cũng có thể không đủ tiền bảo hiểm để mua tài sản mới thay thế nếu xảy ra tổn thất.
Từ sau năm 2010, thị trường bảo hiểm ở New Zealand đã có nhiều thay đổi: tăng phí bảo hiểm, tăng mức miễn thường (khoản tiền mà bên mua bảo hiểm chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất) và gia tăng các điều khoản loại trừ. Thiên tai trên khắp thế giới những năm gần đây đã khiến phí tái bảo hiểm trên thị trường tái bảo hiểm xuyên quốc gia tăng mạnh. Gánh chung áp lực với thế giới, ngành bảo hiểm của New Zealand cũng phải đối mặt với phí tái bảo hiểm cao “ngất ngưởng” và do đó buộc phải tăng phí bảo hiểm để chống chọi lại xu hướng này. Từ năm 2011-2012, 40 các hợp đồng bảo hiểm đã có mức tăng phí hơn 20, 14 hợp đồng có mức tăng phí hơn gấp đôi.
Để giữ mức phí bảo hiểm ổn định hoặc tăng nhẹ dưới 20 thì 60 các cơ quan còn lại đã phải giảm phạm vi được bảo hiểm hoặc tăng mức miễn thường. Năm 2012, có 10 các hợp đồng bảo hiểm mở rộng thêm một số điều khoản loại trừ không có trong năm 2011 và 13 các hợp đồng đã tăng mạnh mức miễn thường.
Giá của bảo hiểm tài sản thường dao động theo chu kỳ sau các biến cố thiên tai. Lịch sử cho thấy, sau các sự kiện thiên tai, chi phí cho bảo hiểm thường tăng cao song sau đó sẽ đi vào ổn định trước khi đi xuống. Do vậy, sau diễn biến tăng phí năm 2012, phần lớn các cơ quan Nhà nước tại New Zealand kỳvọng chi phí cho bảo hiểm sẽ ổn định trở lại trong năm 2013.
Theo Báo Kiểm toán số 40/2013