22/05/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023: Hạn chế, bất cập kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục(sav.gov.vn) - Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2024 cho thấy, tại một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục còn nhiều hạn chế kéo dài nhiều năm trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2023 chưa được xử lý dứt điểm.Dự toán không sát, phát sinh nguồn tăng thu lớn
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023, các chính sách tài khóa được điều hành chủ động, hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đã đề ra (6,5%) nhưng vẫn là điểm sáng so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, về công tác thu NSNN, Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 của Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, quyết toán thu NSNN là 1.770.776 tỷ đồng, bằng 109,3% (tương ứng vượt 150.032 tỷ đồng) dự toán giao (trong đó, thu nội địa vượt 11,2% dự toán giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 86,7% dự toán giao; thu dầu thô vượt 47,6% dự toán giao). Đánh giá cao kết quả này, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nêu rõ, tương tự như các năm trước, số quyết toán thu NSNN năm 2023 chênh lệch tăng khá lớn (tăng 16.655 tỷ đồng) so với số tăng thu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá số liệu thu, chi NSNN đảm bảo tính chính xác làm căn cứ, cơ sở xây dựng dự toán NSNN các năm sau, bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn NSNN.
"Năm 2023, Bộ Tài chính phân bổ dự toán ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của ngân sách trung ương số tiền gần 58.000 tỷ đồng chưa sát thực tế, dẫn đến kết thúc niên độ không phân bổ, phải hủy gần 38.000 tỷ đồng, chiếm 65,5% dự toán." - Tổng Kiểm toán nhà nước - Ngô Văn Tuấn
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, công tác lập dự toán thu NSNN chưa sát. Năm 2023 kinh tế suy giảm, không đạt mục tiêu và đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, nhưng vẫn phát sinh một số nguồn tăng thu lớn. Do đó, Chính phủ cần lưu ý nâng cao chất lượng công tác lập dự toán các năm tiếp theo, đảm bảo bám sát thực tế và quy định.
Làm rõ hơn vấn đề này, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán cho thấy, một số địa phương dự báo một số chỉ tiêu thu chưa sát dẫn đến ước thực hiện năm 2022 làm cơ sở xây dựng dự toán năm 2023 thấp so với thực hiện; lập dự toán thu nội địa chưa đảm bảo tính tích cực, thậm chí lập thấp hơn ước thực hiện năm 2022, chưa phù hợp với tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND); lập dự toán một số chỉ tiêu thu chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nguồn thu; chưa phù hợp khả năng thu.
Nhiều khoản chi phải hủy dự toán
Liên quan đến chi NSNN, số chi quyết toán là 1.936.912 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán (giảm 139.332 tỷ đồng). Nhìn nhận con số trên, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, số quyết toán chi NSNN năm 2023 tiếp tục giảm khá nhiều so với dự toán, là năm thứ hai liên tiếp quyết toán chi NSNN không đạt dự toán (quyết toán chi NSNN năm 2022 bằng 94,3% dự toán, thấp hơn dự toán 104.851 tỷ đồng), hầu như quyết toán các khoản chi đều giảm so với dự toán.
"Việc lập dự toán chi NSNN, tổ chức thực hiện chưa tốt, đánh giá tình hình thực hiện chi NSNN không sát, vừa không đảm bảo đáp ứng nhu cầu những nhiệm vụ chi cần thiết, gây lãng phí nguồn lực NSNN, phải vay, trả nợ lãi lớn để bù đắp bội chi nhưng không có khả năng thực hiện, phải hủy dự toán…; đồng thời ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán NSNN các năm sau. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm rõ nguyên nhân và có các giải pháp giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế." - Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội.
Trong khi đó, qua kiểm toán, KTNN tiếp tục chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế trong công tác này. Theo đó, việc lập dự toán chi NSNN không sát; giao dự toán chi NSNN nhưng không có nhiệm vụ chi cụ thể, dẫn đến nhiều khoản chi sự nghiệp thực hiện thấp so với dự toán giao. Trong chi đầu tư phát triển, vẫn còn tình trạng tổng hợp bố trí vốn cho các dự án khởi công mới chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, một số dự án không giải ngân được hoặc có tỷ lệ giải ngân rất thấp, phải điều chỉnh, kéo dài, hủy bỏ kế hoạch vốn.
Đáng chú ý, có đến 38 Bộ, cơ quan Trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, trong đó một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn trong nước thấp (dưới 30%); tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 53,9% kế hoạch; phải hủy bỏ nguồn hoặc chuyển nguồn sang năm sau lớn. Ngoài ra, số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; còn tình trạng kéo dài kế hoạch vốn chưa đúng quy định tại một số địa phương được kiểm toán. “Đây là tình trạng kéo dài nhiều năm, chậm được khắc phục gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả vì vẫn phát sinh chi phí cam kết, trả lãi vay. Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương làm rõ nguyên nhân tình trạng giải ngân chậm và quan tâm sát sao hơn trong quá trình thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển NSNN, bao gồm giải ngân vốn ODA các năm tiếp theo” - Ủy ban Kinh tế và Tài chính nêu quan điểm.
"Những vấn đề được chỉ ra trong Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 như thu ngân sách vượt dự toán lớn, chi NSNN không đạt dự toán, phải hủy vốn lớn… cũng là những nội dung đã nhiều lần xuất hiện trong các báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN các năm trước. Do đó, Chính phủ, Bộ Tài chính cần phải xem xét, sớm có giải pháp khắc phục, hạn chế những vấn đề mà KTNN đã nêu để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN hơn." - Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh.
Tương tự, trong chi thường xuyên, một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên rất thấp. Đặc biệt, quyết toán chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, chi khoa học công nghệ tiếp tục tái diễn tình trạng đã xảy ra nhiều năm nay, đó là chi không đạt dự toán ở cả cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo số liệu kiểm toán, chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề chỉ đạt 71%; lĩnh vực y tế, dân số và gia đình đạt 34,2%; lĩnh vực văn hóa thông tin đạt 65,2%; lĩnh vực bảo vệ môi trường đạt 59,2%. Trong bối cảnh hiện nay đang triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chính sách miễn, hỗ trợ học phí về miễn, hỗ trợ học phí tại các cơ sở giáo dục thì những tồn tại trên cần được quan tâm, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp khắc phục để không ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu trên.
Trước những bất cập trên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN, khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm kéo dài nhiều năm trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm các tồn tại, hạn chế trong công tác quyết toán NSNN nêu trong báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 và kiểm toán NSNN năm 2024 tại các Bộ, ngành, địa phương của KTNN, có giải pháp xử lý triệt để các tồn tại, hạn chế này./.
Nguyễn Hồng - Theo Báo Kiểm toán sô 21/2025
(sav.gov.vn) - Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2024 cho thấy, tại một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục còn nhiều hạn chế kéo dài nhiều năm trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2023 chưa được xử lý dứt điểm.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trình Quốc hội Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023. Ảnh: ST
Dự toán không sát, phát sinh nguồn tăng thu lớn
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023, các chính sách tài khóa được điều hành chủ động, hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đã đề ra (6,5%) nhưng vẫn là điểm sáng so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, về công tác thu NSNN, Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 của Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, quyết toán thu NSNN là 1.770.776 tỷ đồng, bằng 109,3% (tương ứng vượt 150.032 tỷ đồng) dự toán giao (trong đó, thu nội địa vượt 11,2% dự toán giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 86,7% dự toán giao; thu dầu thô vượt 47,6% dự toán giao). Đánh giá cao kết quả này, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nêu rõ, tương tự như các năm trước, số quyết toán thu NSNN năm 2023 chênh lệch tăng khá lớn (tăng 16.655 tỷ đồng) so với số tăng thu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá số liệu thu, chi NSNN đảm bảo tính chính xác làm căn cứ, cơ sở xây dựng dự toán NSNN các năm sau, bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn NSNN.
"Năm 2023, Bộ Tài chính phân bổ dự toán ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của ngân sách trung ương số tiền gần 58.000 tỷ đồng chưa sát thực tế, dẫn đến kết thúc niên độ không phân bổ, phải hủy gần 38.000 tỷ đồng, chiếm 65,5% dự toán." - Tổng Kiểm toán nhà nước - Ngô Văn Tuấn
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, công tác lập dự toán thu NSNN chưa sát. Năm 2023 kinh tế suy giảm, không đạt mục tiêu và đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, nhưng vẫn phát sinh một số nguồn tăng thu lớn. Do đó, Chính phủ cần lưu ý nâng cao chất lượng công tác lập dự toán các năm tiếp theo, đảm bảo bám sát thực tế và quy định.
Làm rõ hơn vấn đề này, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán cho thấy, một số địa phương dự báo một số chỉ tiêu thu chưa sát dẫn đến ước thực hiện năm 2022 làm cơ sở xây dựng dự toán năm 2023 thấp so với thực hiện; lập dự toán thu nội địa chưa đảm bảo tính tích cực, thậm chí lập thấp hơn ước thực hiện năm 2022, chưa phù hợp với tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND); lập dự toán một số chỉ tiêu thu chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nguồn thu; chưa phù hợp khả năng thu.
Nhiều khoản chi phải hủy dự toán
Liên quan đến chi NSNN, số chi quyết toán là 1.936.912 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán (giảm 139.332 tỷ đồng). Nhìn nhận con số trên, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, số quyết toán chi NSNN năm 2023 tiếp tục giảm khá nhiều so với dự toán, là năm thứ hai liên tiếp quyết toán chi NSNN không đạt dự toán (quyết toán chi NSNN năm 2022 bằng 94,3% dự toán, thấp hơn dự toán 104.851 tỷ đồng), hầu như quyết toán các khoản chi đều giảm so với dự toán.
"Việc lập dự toán chi NSNN, tổ chức thực hiện chưa tốt, đánh giá tình hình thực hiện chi NSNN không sát, vừa không đảm bảo đáp ứng nhu cầu những nhiệm vụ chi cần thiết, gây lãng phí nguồn lực NSNN, phải vay, trả nợ lãi lớn để bù đắp bội chi nhưng không có khả năng thực hiện, phải hủy dự toán…; đồng thời ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán NSNN các năm sau. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm rõ nguyên nhân và có các giải pháp giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế." - Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội.
Trong khi đó, qua kiểm toán, KTNN tiếp tục chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế trong công tác này. Theo đó, việc lập dự toán chi NSNN không sát; giao dự toán chi NSNN nhưng không có nhiệm vụ chi cụ thể, dẫn đến nhiều khoản chi sự nghiệp thực hiện thấp so với dự toán giao. Trong chi đầu tư phát triển, vẫn còn tình trạng tổng hợp bố trí vốn cho các dự án khởi công mới chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, một số dự án không giải ngân được hoặc có tỷ lệ giải ngân rất thấp, phải điều chỉnh, kéo dài, hủy bỏ kế hoạch vốn.
Đáng chú ý, có đến 38 Bộ, cơ quan Trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, trong đó một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn trong nước thấp (dưới 30%); tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 53,9% kế hoạch; phải hủy bỏ nguồn hoặc chuyển nguồn sang năm sau lớn. Ngoài ra, số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; còn tình trạng kéo dài kế hoạch vốn chưa đúng quy định tại một số địa phương được kiểm toán. “Đây là tình trạng kéo dài nhiều năm, chậm được khắc phục gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả vì vẫn phát sinh chi phí cam kết, trả lãi vay. Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương làm rõ nguyên nhân tình trạng giải ngân chậm và quan tâm sát sao hơn trong quá trình thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển NSNN, bao gồm giải ngân vốn ODA các năm tiếp theo” - Ủy ban Kinh tế và Tài chính nêu quan điểm.
"Những vấn đề được chỉ ra trong Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 như thu ngân sách vượt dự toán lớn, chi NSNN không đạt dự toán, phải hủy vốn lớn… cũng là những nội dung đã nhiều lần xuất hiện trong các báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN các năm trước. Do đó, Chính phủ, Bộ Tài chính cần phải xem xét, sớm có giải pháp khắc phục, hạn chế những vấn đề mà KTNN đã nêu để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN hơn." - Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh.
Tương tự, trong chi thường xuyên, một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên rất thấp. Đặc biệt, quyết toán chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, chi khoa học công nghệ tiếp tục tái diễn tình trạng đã xảy ra nhiều năm nay, đó là chi không đạt dự toán ở cả cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo số liệu kiểm toán, chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề chỉ đạt 71%; lĩnh vực y tế, dân số và gia đình đạt 34,2%; lĩnh vực văn hóa thông tin đạt 65,2%; lĩnh vực bảo vệ môi trường đạt 59,2%. Trong bối cảnh hiện nay đang triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chính sách miễn, hỗ trợ học phí về miễn, hỗ trợ học phí tại các cơ sở giáo dục thì những tồn tại trên cần được quan tâm, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp khắc phục để không ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu trên.
Trước những bất cập trên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN, khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm kéo dài nhiều năm trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm các tồn tại, hạn chế trong công tác quyết toán NSNN nêu trong báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023 và kiểm toán NSNN năm 2024 tại các Bộ, ngành, địa phương của KTNN, có giải pháp xử lý triệt để các tồn tại, hạn chế này./.
Nguyễn Hồng - Theo Báo Kiểm toán sô 21/2025