Hoa Kỳ: Đánh giá các thách thức đổ bộ lên mặt trăng của Cơ quan hàng không và Vũ trụ quốc gia

16/06/2021
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(KTNN Hoa Kỳ - GAO) - Ngày 26/5/2021 phát hành báo cáo kiểm toán về “Chương trình mặt trăng của Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia (NASA): những công việc quan trọng còn lại, thách thức đáng kể để đạt được mục tiêu đặt chân lên mặt trăng năm 2024”.

Vào tháng 3/2019, Nhà Trắng đã chỉ đạo NASA đẩy nhanh kế hoạch đổ bộ mặt trăng trong 4 năm, đến năm 2024. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình mặt trăng và nhà thầu để đảm bảo các hệ thống hoạt động nhịp nhàng, liền mạch và an toàn. Ủy ban Nghị viện về Chuẩn y ngân sách đã quy định một điều khoản vào năm 2018 yêu cầu GAO rà soát các chương trình mặt trăng của NASA. Báo cáo kiểm toán này là báo cáo thứ hai của GAO và đánh giá mức độ mà NASA đã đạt được các tiến bộ trong các chương trình mặt trăng, bao gồm mục tiêu đổ bộ lên mặt trăng năm 2024 và đối mặt với các thách thức liên quan đến công tác quản lý các chương trình mặt trăng của NASA. GAO phát hiện, NASA đã khởi xướng 08 chương trình nói trên từ năm 2017 nhằm giúp đạt được mục tiêu đưa con người trở lại mặt trăng. NASA lập kế hoạch thực hiện sứ mệnh này vào năm 2024, được biết đến với cái tên Artemis III. NASA đã đạt được tiến bộ khi hoàn thành một số hoạt động phát triển chương trình mặt trăng sớm, nhưng một lịch trình đầy tham vọng làm giảm khả năng NASA đạt được mục tiêu của mình. Cụ thể là tốc độ lập kế hoạch của NASA để phát triển Hệ thống hạ cánh của con người nhanh hơn nhiều tháng so với các chương trình tàu vũ trụ khác và tàu đổ bộ vốn đã phức tạp hơn. NASA cũng phải đối mặt với rủi ro kỹ thuật. Ví dụ: Gateway - là một trạm không gian mà cơ quan này muốn tạo ra trong quỹ đạo gần Mặt trăng sẽ dựa vào công nghệ và động cơ chưa từng được sử dụng trước đây cùng các nỗ lực của nhà thầu để phát triển công nghệ này đang bị chậm tiến độ. Các quan chức NASA cho biết, họ không có bản sao lưu công nghệ đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ. GAO khuyến nghị rằng nếu một công nghệ chưa đủ tốt, thì ban quản lý nên đánh giá những điểm chưa đạt ở các mốc quan trọng. NASA đã không giải quyết đầy đủ các thách thức trong công tác quản lý liên quan đến các chương trình mặt trăng của họ đã được xác định trong một nghiên cứu năm 2020 do NASA tài trợ. GAO nhận thấy, NASA đã giao các vai trò và trách nhiệm sứ mệnh Artemis cho các bộ phận cụ thể, tuy nhiên, cơ quan này đã không ghi lại rõ ràng cách xác định các công cụ kỹ thuật và chương trình chính mà họ dự định sử dụng để hướng dẫn việc ra quyết định cho sứ mệnh Artemis.

GAO đưa ra 04 khuyến nghị, bao gồm cả việc NASA đánh giá các điểm sai lệch của công nghệ Gateway chưa tốt và ghi lại quy trình xác định các công cụ kỹ thuật, chương trình chính cho các sứ mệnh Artemis. NASA đồng ý với 03/04 các khuyến nghị, nhưng không đồng ý với khuyến nghị liên quan đến chi phí ước tính của một tàu thám hiểm mặt trăng. Tuy nhiên, GAO tin rằng khuyến nghị này vẫn có giá trị và hiệu lực./.

(Theo Bản tin đối ngoại số 102 ra tháng 6/2021 của KTNN)

Xem thêm »