Văn phòng Kiểm toán và kiểm soát New Zealand: Rà soát trách nhiệm quản lý tài sản công

26/09/2013
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(kiemtoannn.gov.vn) - Theo báo cáo mới công bố của Văn phòng Kiểm toán và kiểm soát New Zealand (OAG) về tình hình quản lý tài sản ở các cơ quan Nhà nước (cấp Trung ương và địa phương), hầu hết các cơ quan hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản song vẫn còn một số bất cập trong việc thực hiện theo kế hoạch và báo cáo thông tin về tình trạng tài sản.

Các nhà quản lý cần nắm bắt thông tin thường xuyên để quản lý việc mua mới, sửa chữa và đầu tư tài sản

Đây là lần đầu tiên OAG xem xét tình hình quản lý tài sản trên cả hệ thống các cơ quan Nhà nước. Trước đây OAG thường chỉ kiểm toán vấn đề này tại từng cơ quan Nhà nước đơn lẻ hay một số ngành cụ thể. Từ cuối năm 2012, OAG đã bắt đầu thu thập thông tin về việc quản lý tài sản hữu hình, gồm các loại hình: công trình xây dựng, nhà máy, máy móc, thiết bị và các tài sản vật chất khác được dùng để cung cấp các dịch vụ công.
 
Với mục đích cụ thể của cuộc kiểm toán, OAG chỉ thu thập thông tin về các tài sản quan trọng của hơn 340 cơ quan Nhà nước, với giá trị khoảng 214 tỷ USD. Các kiểm toán viên đánh giá thông tin trên 3 khía cạnh chính: giá trị và tình trạng của những tài sản đang nắm giữ, công tác quản lý tài sản trong suốt vòng đời tài sản và thông tin về tài sản được dung để ra quyết định quản lý.
 
Trong số tài sản công trên, các cơ quan Trung ương sở hữu 53, số còn lại thuộc quản lý của các cơ quan địa phương. 1/3 số tài sản là đất và nhà cửa, 1/3 là phương tiện giao thông vận tải, 1/3 còn lại là các loại khác như: tài sản quốc phòng, tài sản văn hóa, tài sản công nghệ thông tin, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước… OAG đã phân các tài sản công vào 6 nhóm dựa trên mục đích cung cấp dịch vụ của tài sản, gồm: kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội và an ninh. Nhóm lớn nhất là kinh tế chiếm 54, sau đó đến môi trường chiếm 18 (gồm cả tài sản đất), y tế 11 và còn lại là giáo dục, văn hóa xã hội và an ninh.
 
Theo báo cáo của OAG, hầu hết các cơ quan nhà nước hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản.Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 số tài sản được quản lý theo đúng kế hoạch, thậm chí trong một số trường hợp, các kế hoạch không hề được tuân thủ (7).
 
Tình trạng tài sản hiện tại được OAG đánh giá tương đối tốt, được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, gần 1 nửa các loại tài sản đã bị trì hoãn việc bảo trì, thay mới. Đánh giá của OAG cho thấy, các loại tài sản bị chậm bảo trì và thay mới có xếp hạng mức trạng thái thấp hơn hẳn so với số không bị trì hoãn.
 
Theo nhiều nghiên cứu quốc tế và kinh nghiệm của OAG, tài sản được quản lý tốt nhất khi có được sự tham gia của các chủ sở hữu, kĩ sư, người định giá, lập kế hoạch... Các chủ sở hữu cần thông tin tốt về tài sản và nhu cầu tài sản trong tương lai để quản lý việc mua sắm, sửa chữa và đầu tư tài sản. Tuy vậy, kết quả đánh giá cho thấy, tại nhiều cơ quan Nhà nước, thông tin về tình trạng tài sản (tình trạng, rủi ro, các chi phí dự toán và thực tế, các chỉ số hoạt động) không được báo cáo thường xuyên. Tính trung bình, chỉ chưa đầy 60 những người có trách nhiệm ở địa phương và 40 ở Trung ương nhận được thông tin thường xuyên về tình trạng tài sản. Nhiều trường hợp, thông tin hiếm khi được báo cáo và thậm chí bị bỏ qua.
 
Ủy ban Kiểm toán (với chức năng kiểm toán nội bộ) cũng đóng vai trò quản lý rủi ro của các tổ chức, song chỉ 30 các Ủy ban Kiểm toán có được thông tin tình trạng tài sản một cách thường xuyên.
 
HỒ HƯƠNG
 
Theo Báo Kiểm toán số 39/2013


Xem thêm »