(sav.gov.vn) Trải qua hơn ba thập kỷ phát triển, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã khẳng định vai trò quan trọng trong giám sát, kiểm tra tài chính công và tài sản công, góp phần ngăn ngừa thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia. Qua các cuộc kiểm toán, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính hàng trăm nghìn tỷ đồng, nhưng điều đáng chú ý hơn đó là qua đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý trái pháp luật hoặc không còn phù hợp thực tiễn. Những nỗ lực này đã giúp bịt kín các lỗ hổng cơ chế, chính sách, phòng chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, các văn bản quản lý nhà nước mà kiểm toán viên tiếp cận trong quá trình kiểm toán rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi quy trình đánh giá chặt chẽ, khoa học, dựa trên cơ sở pháp luật và tránh sự chủ quan, áp đặt.
(sav.gov.vn) - Kiểm toán chuyên đề của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đóng vai trò then chốt trong việc giám sát tài chính công, tư vấn chính sách cho Quốc hội và Chính phủ, góp phần xây dựng một nền tài chính minh bạch, bền vững. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, KTNN đang đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng kiểm toán chuyên đề, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
(sav.gov.vn) - Đầu năm 2025, Kiểm toán nhà nước (KTNN) tổ chức tọa đàm nhằm thảo luận giải pháp nâng cao hiệu quả rà soát và phát hành Báo cáo kiểm toán (BCKT) lĩnh vực ngân sách địa phương. Tham luận từ Phòng Ngân sách địa phương (Vụ Tổng hợp) cùng ý kiến từ KTNN khu vực, các vụ tham mưu và đơn vị được kiểm toán đã làm rõ thực trạng, hạn chế và định hướng cải tiến. Các giải pháp đề xuất, từ phân cấp rà soát, ứng dụng công nghệ đến tăng cường phối hợp và đào tạo, hướng tới quy trình khoa học, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán và quản lý ngân sách địa phương hiệu quả hơn.
(sav.gov.vn) - Trong bối cảnh chuyển đổi số, kiểm toán từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu của ngành kiểm toán toàn cầu. Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đang tích cực triển khai phương thức này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong công tác kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể, kiểm toán từ xa vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực và bảo mật thông tin.
(sav.gov.vn) - Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (KTNN Trung Quốc), với lịch sử phát triển gắn liền với những bước tiến cải cách thể chế của quốc gia này, đã khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính công và giám sát kinh tế. Là Chủ tịch và Tổng Thư ký của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiều nhiệm kỳ, KTNN Trung Quốc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn đóng góp tích cực vào hợp tác kiểm toán quốc tế, trong đó có mối quan hệ hợp tác bền chặt với KTNN Việt Nam.
(sav.gov.vn) - Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), Việt Nam đang nỗ lực chuyển mình để bắt kịp xu hướng toàn cầu, với chuyển đổi số trở thành động lực then chốt thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Kiểm toán nhà nước (KTNN), với vai trò quan trọng trong quản lý tài chính công, không nằm ngoài hành trình này. Từ định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đến những bước đi cụ thể trong ứng dụng công nghệ, KTNN đang từng bước hiện đại hóa hoạt động kiểm toán, hướng tới một cơ quan quản trị thông minh, minh bạch và hiệu quả.
(sav.gov.vn) - Việc quyết toán ngân sách các Bộ, ngành, địa phương sẽ ra sao sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước? Kiểm toán nhà nước (KTNN) cần làm gì để không bị ngưng trệ và hoàn thành hiệu quả sứ mệnh của mình trong bối cảnh này?
(sav.gov.vn) - Tổng Kiểm toán nhà nước vừa ký ban hành Hướng dẫn một số nội dung về kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Báo Kiểm toán đã phỏng vấn ông Nguyễn Lương Thuyết - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, đơn vị chủ trì soạn thảo Hướng dẫn - về nội dung này.
(sav.gov.vn) - Trong bối cảnh các cơ quan, đơn vị được kiểm toán chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng đối với hoạt động quản lý, điều hành cũng như triển khai các dịch vụ công, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng đang “chuyển mình”, nỗ lực số hóa, ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán.
(sav.gov.vn) - Thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 và đáp ứng yêu cầu của cơ quan dân cử, KTNN đã và đang tăng cường triển khai kiểm toán báo cáo quyết toán (BCQT) ngân sách, trong đó có ngân sách địa phương (NSĐP). Kết quả kiểm toán BCQT NSĐP là căn cứ quan trọng để Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn BCQT NSĐP, đồng thời cũng là cơ sở để KTNN đưa ra ý kiến xác nhận đối với BCQT ngân sách nhà nước của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Với ý nghĩa đó cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng kiểm toán, đòi hỏi mỗi đơn vị nỗ lực hơn nữa trong tổ chức triển khai kiểm toán nội dung này.